36.com.vn

Top 10 di tích lịch sử ở Thanh Hoá kiến trúc đẹp, linh thiêng nổi tiếng

Những di tích lịch sử ở Thanh Hóa tạo nên bản sắc đặc trưng, là niềm tự hào của vùng đất và con người xứ Thanh. Khám phá những di tích tại đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ đối với mọi du khách khi đặt chân đến vùng quê giàu truyền thống này.

Thanh Hóa không chỉ có những trang sử lấp lánh mà còn chứa đựng đầy di tích lịch sử. Đấy là nơi truyền thống yêu nước và lịch sử cách mạng được giới thiệu đến mọi người. Những di tích đó trải dài trên khắp tỉnh, đa dạng và phong phú, tản mạn về các giai đoạn lịch sử cách mạng; nơi diễn ra các sự kiện lịch sử; ghi dấu những chiến công vẻ vang của quân và dân ta.

bia vinh lang

Bia Vĩnh Lăng - Bảo vật quốc gia. Ảnh: Sưu tầm

10 Di tích lịch sử nổi tiếng ở Thanh Hóa

1. Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá hiếm thấy không chỉ ở Việt Nam mà cả Đông Nam Á, cũng là một trong số ít những thành lũy bằng đá còn sót lại trên thế giới. Nó được xây dựng bởi Hồ Quý Ly vào năm 1397, từng được coi là kinh đô và trung tâm văn hóa chính trị xã hội của Đại Ngu thời nhà Hồ.

Thành Nhà Hồ

Thành nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới.

 >>> Khám phá: Kỳ bí hai con rồng đá bị mất đầu tại Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa

Kỹ thuật xây dựng vòng đá của tòa thành đã thể hiện trình độ cao, từng viên đá được nâng lên và lắp ráp một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ chất kết dính nào. Sau hơn 600 năm tồn tại với biết bao biến cố và thăng trầm của lịch sử, thành nhà Hồ trở thành một trong những Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận quan trọng của xứ Thanh.

2. Di tích lịch sử Lam Kinh

Khu di tích Lam Kinh không chỉ là nơi lưu giữ nguyên vẹn những công trình của nhà Hậu Lê tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa; mà còn là nơi lưu giữ những câu chuyện huyền thoại nhuốm màu huyền bí về một triều đại phong kiến được coi là thịnh vượng hàng đầu trong lịch sử Việt Nam.

Đây là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của quân Minh. Sau chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua với niên hiệu Lê Thái Tổ và đặt tên quốc gia là Đại Việt. Điều đặc biệt của khu di tích lịch sử Lam Kinh là có rất nhiều truyền thuyết thú vị.

di tich lich su o thanh hoa di tich 1

Ảnh: @duybigtv

Ở Vĩnh Lăng của di tích lịch sử ở Thanh Hoá này có một truyền thuyết về cây ổi cười đã tạo nên sự huyền bí của vùng đất Lam Kinh. Mỗi khi du khách chạm vào thân cây, cả cây ổi rung lên khi có một cơn gió mạnh thổi qua. Câu chuyện này bắt đầu cách đây khoảng 10 năm và được một du khách phát hiện. Hơn nữa, mỗi khi chạm tay hoặc nắm tay vào cành cây, sẽ cảm thấy dễ chịu lạ thường.

Điều đặc biệt nữa là câu chuyện về một cây lim cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 năm, cao thứ hai trong rừng Lam Kinh và được người dân địa phương gọi là "cây bất tử". Được biết, cây lim xanh tự nhiên trụi lá ngay khi dự án trùng tu, tôn tạo Khu chính điện Lam Kinh được phê duyệt vào năm 2010. Sau đó cây lim được chặt hạ để xây điện.

>>> Xem thêm: 'Cây đa ôm cây thị' 300 năm tuổi hồi sinh ở vùng đất thiêng Lam Kinh

Địa điểm du lịch tâm linh ở Thanh Hoá này thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo kết hợp với sắc màu truyền thống của Đông Á cùng những câu chuyện huyền bí đầy cuốn hút. Hàng năm mọi người thường hay về đây để thắp hương tưởng nhớ, khám phá những công trình cổ kính đầy ấn tượng.

3. Khu di tích Bà Triệu

Khu di tích Bà Triệu ở Thanh Hóa là địa danh du lịch nổi tiếng, nơi có ngôi đền linh thiêng với kiến trúc cổ kính thu hút đông đảo du khách. Đền Bà Triệu nằm trên đỉnh núi Gai ở làng Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Đây là ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ vị anh hùng nữ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam - bà Triệu Thị Trinh.


Đền Bà Triệu

Đền thờ Bà Triệu Thanh Hóa.

 >>> Xem thêm: Lễ hội đền Bà Triệu Thanh Hóa - Di sản văn hóa Việt Nam đầy màu sắc

Bà được biết đến với chiến công đánh đuổi quân xâm lược từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 SCN. Di tích lịch sử ở Thanh Hoá nổi tiếng này được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm nhiều phần như: cổng ngoại, hồ nước, bình phong, cổng trong, tả mạc, 3 khu vực trước tiền đường, trung đường, bái đường và hậu cung.

Ngôi đền mang dáng vẻ trang nghiêm, đơn giản nhưng rất trang nhã và uy nghi. Cảnh quan thiên nhiên xung quanh hòa quyện với kiến trúc tạo nên vẻ đẹp cổ kính, tạo nên một không gian vô cùng tự nhiên và linh thiêng.

4. Hang Con Moong

Cẩm nang du lịch Thanh Hoá, di chỉ khảo cổ này được tìm thấy tại làng Mơ xưa (nay là thôn Thành Trung, huyện Thạch Thành), nằm ở độ cao 147m so với mực nước biển. Với niên đại khoảng 240 triệu năm, đây là di tích khảo cổ học thuộc vùng núi đá vôi, hệ tầng Đồng Giao. Hang động này được phát hiện vào năm 1974 và đã trải qua 4 lần khai quật khảo sát, xác nhận sự phát triển liên tục của kỹ nghệ công cụ đá trong thời kỳ đồ đá ở Việt Nam.

di tich lich su o thanh hoa Hang Con Moong

Ảnh: @Baobienphong

Hang Con Moong là một phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của đời sống con người từ thời kỳ đồ đá cũ chuyển qua giai đoạn mới hơn mới. Qua nhiều thời kỳ khảo cổ và khai quật, nhà khảo cổ đã phát hiện các dấu vết và lưu chứng về một nền văn hóa qua dấu tích của bếp lửa, xương cốt hay công cụ bằng đá,...

Trải qua hàng ngàn năm, do biến đổi khí hậu và sự phát triển của công nghệ chế tạo công cụ. Sinh hoạt của con người ngày càng tiến bộ và bị tách rời, di cư đến nhiều vùng nhưng di tích lịch sử ở Thanh Hoá này vẫn để lại dấu vết cho đến ngày nay.

5. Đền thờ Lê Hoàn

Đền Lê Hoàn hay Lê Đại Hành là ngôi đền cổ nhất ở Thanh Hóa, đã tồn tại được vài trăm năm. Đây là một trong số các di tích lịch sử tại Thanh Hoá có kiến trúc theo phong cách chùa chiền truyền thống của Việt Nam, phản ánh nghi lễ và trang trí đi kèm với tâm thức truyền thống hiện đại.

di tich lich su o thanh hoa den tho le hoan

Ảnh: @trungmauson

>>> Xem thêm: Về đền thờ Lê Hoàn khám phá bí ẩn đĩa đá cổ và đôi đũa thử độc của vua Lê

Qua hàng trăm năm lịch sử và sự gai góc của thời gian, chính quyền đã tu bổ và tôn tạo lại ngôi đền, khiến nó trở nên lộng lẫy hơn. Suốt hàng thế kỷ tồn tại, đền thờ Lê Hoàn luôn là nơi mà hậu thế hướng về để bày tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ và tri ân, thực hiện các nghi lễ truyền thống đối với vị anh hùng dân tộc, người sáng lập ra triều đại Tiền Lê.

6. Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai

Đền thờ Lê Lai hay còn có tên đền Tép toạ lạc trên một ngọn đồi thấp ở trung tâm làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc Lặc - quê hương Lê Lai. Xưa kia vùng đất này có tên gọi là thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, phủ Thanh Hóa. Đền thờ Lê Lai thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cách chính điện khoảng 6 km về phía Tây và cách TP. Thanh Hoá hơn 50 km.

den tho le lai

Đền thờ Lê Lai. Ảnh: Vnexpress

Đền thờ Lê Lai có kiến trúc hài hòa 2 lớp nhà hình chữ “đinh” nằm trên vườn đồi ngoảnh hướng Đông Nam. Hướng này theo thuyết phong thủy là hướng thần linh, bát nhã (trí tuệ), thế đất long chầu hổ phục, tạo nên không gian khoáng đãng, thoáng mát. Đền thờ được xây vào năm Thái Hòa thứ 7, triều Vua Lê Nhân tông (1450). Đến năm Bảo Đại thứ 14 (1939) được trùng tu, tôn tạo lại bằng gạch, lợp ngói, cột, xà rui mè trong đền đều là gỗ lim.

Trải qua nhiều biến cố, đến năm 1997, đền được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trùng tu, tôn tạo lại nhà tiền đường trên nền móng cũ theo lối kiến trúc chồng rường giá chiêng, toàn bộ kiến trúc được lắp ghép thông qua hệ thống cột xà và kẻ bẩy có độ chính xác cao. Đề tài chạm khắc trang trí là vân mây sông nước, xen lẫn hoa lá cách điệu.

7. Cầu Hàm Rồng

Cầu Hàm Rồng là một di tích lịch sử quan trọng liên quan đến những thành tựu vĩ đại của quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây cũng là một trong những địa điểm đã bị tàn phá nhiều lần nhưng vẫn được bảo tồn đến ngày nay. Cầu Hàm Rồng có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông do là cầu duy nhất dành riêng cho tàu hỏa qua sông Mã.


Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa.

Trước đây, cầu Hàm Rồng là tuyến giao thông quan trọng, đón hàng trăm chuyến tàu hàng từ thời kỳ chiến tranh. Ngày nay, đây đã trở thành di tích lịch sử ở Thanh Hóa quý báu không thể nào thay thế được. Đứng trên cầu phóng tầm mắt ra xa ngắm dòng sông Mã anh hùng cảm thấy yên bình chứ không còn đau thương của chiến tranh.

8. Khu danh thắng Sầm Sơn

Khu danh thắng Sầm Sơn bao gồm: núi Trường Lệ, đền Độc Cước, hòn Trống Mái, đền Tô Hiến Thành, đền Cô Tiên và một số điểm khác. Khu danh thắng này là điểm đến tâm linh, tham quan và ngắm cảnh ấn tượng. Đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia cần được bảo tồn và phát huy.

di tich lich su o thanh hoa danh thang sam son

Ảnh: @thanhphosamson

Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp, nó còn kết hợp với công trình kiến trúc chứa đựng giá trị về lịch sử - văn hóa quý giá; đồng thời có đa dạng sinh học phong phú. Ngoài ra, nơi đây cũng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống như: lễ hội bánh chưng – bánh giầy, lễ hội cầu ngư – bơi chải, lễ hội cầu phúc, lễ hội đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành,... hút khách đến du lịch Sầm Sơn.

9. Thái miếu nhà Hậu Lê

Theo các tài liệu ghi chép, năm 1805, vua Gia Long đã quyết định chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long đến Bố Vệ (hiện nay là phường Đông Vệ, Tp. Thanh Hoá) nhằm tôn vinh và tri ân công lao to lớn của vương triều Hậu Lê. Mục đích của việc chuyển đổi này là để phục vụ việc thờ cúng các vị Hoàng đế, Hoàng Thái Hậu trong thời kỳ Hậu Lê.

Thái miếu nhà Hậu Lê

Thái miếu nhà Hậu Lê Thanh Hóa.

Di tích lịch sử ở Thanh Hoá này thể hiện nét độc đáo trong kiến trúc nghệ thuật, kết hợp phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn. Bao gồm: Nghinh môn, sân điện, Tiền điện và Hậu điện. Mặc dù đã trải qua hơn 200 năm lịch sử, Thái miếu vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng như nghê gỗ từ thế kỷ 17 được chạm khắc tinh xảo, đánh dấu giá trị văn hóa của thời kỳ Hậu Lê.

Thái miếu nhà Hậu Lê hiện nay đang thờ 27 vị vua Hoàng đế, Hoàng Thái Hậu và các vương công của nhà Hậu Lê. Trong số họ có 4 vị thánh cổ: vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. Nơi này cũng tôn vinh 2 bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, vào năm 1995, Thái miếu đã được công nhận là “Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia”.

10. Đền thờ Mai An Tiêm

Đền thờ Mai An Tiêm tọa lạc tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách trung tâm 5km về phía Đông Bắc. Đây là một ngôi đền nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, nằm nép mình bên sườn núi và gìn giữ cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền qua bao đời. Địa điểm du lịch Thanh Hóa này được tôn vinh với công lao lớn trong việc khai phá và xây dựng đất Nga Sơn từ thời bình minh của đất nước.

Đền thờ Mai An Tiêm

Đền thờ Mai An Tiêm - Dấu tích của một huyền tích xưa.

>>> Đừng quên: Gỏi Nhệch - Món ngon đất Nga Sơn Thanh Hóa

Dưa hấu Mai An Tiêm cũng nổi tiếng là một sản vật đặc trưng của vùng này. Lễ hội Mai An Tiêm diễn ra từ ngày 12 đến 15 tháng 3 âm lịch, thu hút sự quan tâm và tham gia sôi nổi của đông đảo người dân.

thanh nha ho 20

Ảnh: Sưu tầm

Đến xứ Thanh, bạn có thể tham quan nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và có ý nghĩa. Đó là những địa điểm mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa, thích hợp cho việc khám phá, tìm hiểu về lịch sử đất nước cũng như vùng đất này.

 

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

TOUR DU LỊCH

Các gói tour du lịch hấp dẫn tại Thanh Hóa!

36.com.vn

Địa chỉ: 36.com.vn - TP. Thanh Hóa.

Hotline: 02373.55555

Email: [email protected]

MẠNG XÃ HỘI

Facebook page

Youtube

Zalo chat

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

Thứ 2 - Thứ 8: 8h00 - 17h30

Website: 36.com.vn

Đường dây nóng: 02373.55555

Copyright @36.com.vn. All right reserved.