Làng Đông Sơn - 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.
Được bình chọn là 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, làng cổ Đông Sơn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thanh bình, yên ả, lay thức những hoài cảm...
Làng cổ Đông Sơn ở đâu?
Đông Sơn là một ngôi làng cổ bình yên thuộc địa bàn xã Đông Gian, huyện Đông Sơn, ngay là phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
Làng cổ Đông Sơn nằm gần cầu Hàm Rồng lịch sử, tọa lạc trên một thung lũng tựa lưng vào chân núi Cánh Tiên, bên cạnh có dòng sông Mã. Nơi đây cũng là nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ của nền văn minh Đông Sơn và là một trong những ngôi làng cổ tiêu biểu độc đáo của xứ Thanh.
Di chuyển đến làng cổ Đông Sơn
Nằm ngay giữa lòng thành phố vì vậy đường đi tới đây cũng khá dễ tìm. Từ trung tâm TP. Thanh Hóa, các bạn di chuyển về cửa ngõ phía Bắc khoảng 1 km -> đi qua dốc Cửa Trổng -> đến dốc Chồng Mâm nằm dưới chân núi Mã Yên thì đi thêm khoảng 2 km là sẽ đến trục đường chính dẫn vào làng Đông Sơn.
Đông Sơn là một ngôi làng cổ nổi tiếng của Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm)
Một trong những ngôi làng cổ lâu đời nhất Việt Nam
Không gian văn hóa đậm chất truyền thống chính là sức hấp dẫn để làng cổ Đông Sơn được đánh giá là 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, cùng với làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng Nôm (Hưng Yên), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)... Tuy nhiên, khác với những làng cổ khác, làng cổ Đông Sơn hội đủ 5 yếu tố về khảo cổ, lịch sử văn hóa, danh thắng, cách mạng kháng chiến và kiến trúc.
Làng Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, từ khoảng giữa những năm 1920, các nhà khoa học phương Tây đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ của văn hóa Đông Sơn với niên đại hơn 2500 năm. Nơi đây cũng là địa điểm đầu tiên khai quật được những chiếc trống đồng Đông Sơn cổ được làm từ thời vua Hùng cách đây hàng ngàn năm. Kể từ đó, làng Đông Sơn được xem là cái nôi của một nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới.
Đây cũng là nơi đầu tiên khai quật được trống đồng Đông Sơn. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Xem thêm: Núi Đọ Thanh Hóa - Di chỉ đồ đá của người nguyên thủy
Vào năm 1924, sau khi một người nông dân có tên Nguyễn Văn Lắm tìm thấy một số món đồ đồng ở bờ sông Mã, người Pháp đã ngay lập tức cho khai quật làng cổ Đông Sơn và tìm ra nhiều cổ vật có giá trị. Năm 1934, một nhà nghiên cứu người Áo đã đề nghị công nhận nền “văn minh Đông Sơn” là nền văn minh tiêu biểu của tổ tiên ta thời kỳ đầu dựng nước. Và những chiếc trống đồng Đông Sơn cũng đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo của những người Việt cổ.
Làng cổ Đông Sơn sở hữu khung cảnh bình dị đẹp và độc đáo
Có lẽ hiếm có ngôi làng nào nằm giữa lòng một thành phố sầm uất và nhộn nhịp mà lại có khung cảnh bình yên, mộc mạc và giản dị như làng cổ Đông Sơn. Ngôi làng nằm lọt thỏm bên trong một thung lũng nhỏ, xung quanh là những ngọn núi đồi hùng vỹ, một bên là dòng sông Mã chảy êm đềm, thơ mộng với cây cầu Hàm Rồng huyền thoại bắc ngang qua. Phía sau làng là ngọn núi Cánh Tiên, phía trước là những thửa ruộng màu mỡ, xanh bao la.
>>> Xem thêm: Hang mắt Rồng Thanh Hóa - Điểm đến độc đáo, kỳ bí nhất xứ Thanh
Làng Đông Sơn có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. (Ảnh: Sưu tầm)
Làng Đông Sơn khi xưa được cha ông ta xây dựng theo kiểu thuần nông với trục đường chính liên thôn và các ngõ xóm cùng hệ thống nhiều di tích: đình, chùa, miếu, giếng nước được đặt ở những vị trí vô cùng hợp lý, tạo nên khung cảnh rất đỗi bình dị, thân thương. Không chỉ vậy, ngôi làng này còn sở hữu vị trí đăc địa cho công tác phòng thủ vì vậy mọi sự xâm nhập của kẻ thù từ bên ngoài đều dễ dàng bị phát hiện.
Ngôi làng bình dị đẹp đến nao lòng với những con ngõ có tên gọi đặc biệt. (Ảnh: Sưu tầm)
Đến tham quan làng cổ Đông Sơn, du khách sẽ được đi qua những con ngõ với tên gọi đặc biệt như: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Núi Nhị, ngõ Chùa. Tất cả đều được lát bằng những viên đá xanh. Trải qua hàng ngàn năm, chúng trở nên nhẵn nhụi và in hằn dấu vết của thời gian.
Làng Đông Sơn sở hữu nhiều nhà cổ
Sẽ là thiếu sót nếu nói về làng Đông Sơn mà không nhắc đến những ngôi nhà cổ, trong đó có ngôi nhà của ông Lương Trọng Duệ có tuổi đời hơn 300 năm và còn khá nguyên vẹn.
Làng cổ Đông Sơn có những căn nhà được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm. (Ảnh: Sưu tầm)
Nhà ông Lương Trọng Duệ: nằm ở ngõ Trí được công nhận là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 3837/QĐ-UBND ngày 27/12/2006 với diện tích bảo vệ là 450 m2. Ngôi nhà nằm trong một không gian cảnh quan đẹp, được bảo tồn khá nguyên vẹn về kết cấu kiến trúc. Khuôn viên bao gồm các công trình: Cổng, tường rào, vườn cảnh, lầu nghinh phong, nhà chính. Các công trình đều được gia đình gìn giữ và bảo vệ. Nhà chính 05 gian, kết cấu gỗ, chiều dài 13,75m, chiều rộng lòng nhà 4,5m, chiều rộng hiên nhà 2,25m. 03 gian giữa được được sử dụng làm gian thờ ông bà tổ tiên. Hai gian hai bên để cất đồ đạc và vật dụng gia đình. Theo truyền lại thì ngôi nhà này được xây dựng từ đầu thờ Nguyễn (cách đây khoảng hơn 300 năm), được tu sửa 02 lần vào năm 1926 và 2003.
Di tích, danh thắng nổi tiếng tại làng cổ Đông Sơn
Ngoài ra làng cổ Đông Sơn còn rất nhiều di tích lịch sử lâu đời khác bạn có thể tham quan. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> [Khám phá ngay]: Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng - Chốn tâm linh tọa lạc trên đỉnh núi thiêng
Trong không gian văn hóa làng cổ Đông Sơn, du khách không thể bỏ qua quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng, như: đền thờ Đệ nhị Thần hoàng Trịnh Thế Lợi, Cẩm hoa thị vệ đời Lê, người có công lập nên làng cổ Đông Sơn, khi mất được người dân chôn cất tại gò cao nhất trong làng; Chùa Phạm Thông xưa kia có tượng Phật Thích Ca bằng đồng đen; Giếng cổ hơn 2.000 năm tuổi... Trong đó, đền thờ Đức thánh cả Lê Uy và Trần Khát Chân đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Làng cổ Đông Sơn với về dày lịch sử hàng nghìn năm phát triển, nền văn hóa đặc sắc cùng nét đẹp độc đáo về kiến trúc, luôn xứng đáng là một điểm đến không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Thanh Hóa. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngôi làng cổ nức tiếng này.