36.com.vn

Đền thờ Mai An Tiêm - Dấu tích của một huyền tích xưa

Đền thờ Mai An Tiêm tương truyền, được xây dựng trên nền ngôi nhà cũ nơi vợ chồng Mai An Tiêm từng sinh sống. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn, Thanh Hóa từ buổi khai sơ của đất nước.

Đền thờ Mai An Tiêm Thanh Hóa.

>>> [BỎ TÚI NGAY]: Bản đồ du lịch Thanh Hóa chi tiết nhất

Đền thờ Mai An Tiêm ở đâu

Đền thờ Mai An Tiêm tọa lạc tại xã Nga Phú huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Hiếm có nơi nào có vị thế đẹp như nơi đền thờ Mai An Tiêm tọa lạc. Đền nằm ở thế “Rồng Chầu - Voi Phục”, với hai bên là núi cao, lưng đền tựa vào núi như một chiếc ngai vàng vững chắc.

Đền thờ Mai An Tiêm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sưu tầm)

>>> XEM THÊM: Những địa điểm du lịch Nga Sơn nổi tiếng

Người dân địa phương gọi ngọn núi nho nhỏ phía trước ngôi đền là núi Đầu Mong. “Ngọn núi ấy chính là đầu con Rồng thuộc dãy Rồng Chầu, nhưng dân địa phương vẫn hay gọi là Đầu Mong. Bởi ông cha hay kể lại rằng, mỗi khi Mai An Tiêm mong nhớ vua cha, mong nhớ quê hương, nhớ đất liền, thường hay lên ngọn núi này hướng ánh mắt về quê cha đất tổ. Khi thả dưa Hấu đỏ, ngài cũng lên đây thả ra biển để gửi đến quê hương. Nên người dân vẫn gọi ngọn núi đó là núi Đầu Mong. Tức là ngọn núi mong nhớ, mong chờ”.

Truyền thuyết về Mai An Tiêm và sự tích dưa hấu

Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm là nô bộc của Vua Hùng. Chàng là một thanh niên khỏe mạnh, tháo vát nên được nhà vua yêu quý. Vua cũng đích thân cưới vợ cho chàng, nên chàng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng chàng là người lao động nên vẫn luôn giữ thái độ tôn kính đối với mọi người, khi được hỏi thì chàng đã trả lời rằng do chàng biết nghĩ biết làm nên mới hạnh phúc.

Sự tích quả dưa hấu. (Ảnh: Sưu tầm)

>>> [KHÁM PHÁ NGAY]: Động Từ Thức Thanh Hóa - Vẻ đẹp lay động lòng người

Có một số người vì ghen ghét với chàng, nghe được câu nói ấy liền mách với nhà vua. Vua Hùng tức giận, cho rằng Mai An Tiêm vô ơn, bèn ra lệnh đày chàng ra một hoang đảo.Vua nói: Nếu hắn tin rằng chỉ nhờ cái đầu và bàn tay của hắn thì ta sẽ tước hết mọi thứ vật dụng, của cải, để xem hắn sống ra sao ngoài đảo hoang!?.

Vợ con chàng khi bị đày đã xin chồng quay lại năn nỉ nhà vua, Mai An Tiêm hết lời an ủi. Chàng cố gắng đi tìm đồ ăn, bắt cua ốc, trong một lần đi dạo quanh bờ biển, chàng nhìn thấy đám quạ đang cãi nhau vì đồ ăn. Chàng nhặt hòn đá cuội ném cho mấy con quạ bay đi. Sau đó chàng lại gần xem thì thấy có một loại quả lạ, vỏ xanh sẫm, cùi trắng ruột đỏ và hạt màu đen óng. Chàng nghĩ chim ăn được thì người cũng ăn được nên cầm thử một miếng lên ăn. Sự ngọt mát của loại quả như cho chàng lại sức sống, nên chàng quyết định mang loại quả này về gieo trồng.

Dưa hấu Mai An Tiêm. (Ảnh: Sưu tầm)

>>> [ĐỪNG QUÊN]: Thưởng thức Gỏi Nhệch - Món ngon đất Nga Sơn

Sau một thời gian chăm bón, những quả dưa hấu nay đã chín, to tròn mũm mĩm. Một ngày nọ chàng nghe đám quạ đến định ăn dưa hấu, chàng biết đã tới vụ thu hoạch. Chàng bổ ra cho gia đình ăn thử, ai cũng ngạc nhiên về loại quả này. Chàng hái vài quả thả xuống biển mong nhà vua có thể nhận được. Những thuyền bè trên biển đều được chàng tiếp đãi bằng loại quả ngon ngọt. Nhà vua sau khi ăn loại quả do Mai An Tiêm trồng thì đã hối hận và mang chàng cùng gia đình trở lại. Nhà vua còn cho phép đặt tên bãi đất mà chàng trồng quả là bãi An Tiêm để ghi nhớ lại. Bãi An Tiêm ngày nay vẫn còn. Hòn đảo hoang vu mà Mai An Tiêm đã làm nên sự nghiệp giờ đây đã được bồi đắp gắn chặt với đất liền. Thứ quả lạ Mai An Tiêm trồng được chính là dưa hấu hiện được trồng rất nhiều ở Nga Sơn và ở cả những vùng ven biển của Thanh Hóa.

Đền thờ Mai An Tiêm

Đền thờ Mai An Tiêm Nga Sơn, Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm) 

>>> [BẠN CÓ BIẾT]: Bản đồ du lịch tâm linh Thanh Hóa chi tiết, đầy đủ nhất

Để tưởng nhớ công ơn của Mai An Tiêm, người dân đã quyết định xây dựng đền thờ làm nơi lưu giữ huyền thoại. Đến với ngôi đền bạn sẽ không còn thấy những con đường đầy khói bụi, mà thay vào đó là những cánh đồng xanh mướt và rừng bao quanh.

Ngôi đền đã được tu bổ, tôn tạo khang trang với 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung.

Lễ hội Mai An Tiêm

Hằng năm, trong khoảng từ ngày 12 đến 14-3 âm lịch, chính quyền và Nhân dân địa phương đều tổ chức lễ hội Mai An Tiêm để tưởng nhớ, tri ân người đã có công khai phá, mở mang bờ cõi, chinh phục đảo hoang, là thủy tổ ngành canh nông phát hiện ra giống dưa đỏ và nhân rộng ra mọi vùng.

Lễ hội Mai An Tiêm. (Ảnh: Sưu tầm)

>>> XEM THÊM: Các lễ hội Thanh Hóa truyền thống trong năm

Lễ hội Mai An Tiêm thường được diễn ra tại đền thờ Mai An Tiêm ở xã Nga Phú (Nga Sơn), gồm 2 phần:

- Phần lễ có các hoạt động truyền thống được lưu truyền từ xưa đến nay, như: lễ rước sắc phong từ đình làng ra đền thờ Mai An Tiêm; lễ dâng hương tại đền thờ chính...

- Phần hội được tổ chức dưới màn trình diễn nghệ thuật bằng hình thức sân khấu hóa, tái hiện cảnh Mai An Tiêm và cả gia đình bị đày ra đảo hoang. Sau đó, Mai An Tiêm đã tìm ra giống dưa quý và nhân rộng ra khắp vùng. Nhờ quả dưa hấu truyền tin vào đất liền, vua biết được Mai An Tiêm và gia đình không những còn sống mà còn tìm ra giống dưa quý, nhà vua đã minh oan và đưa gia đình Mai An Tiêm trở về đất liền đoàn tụ...

Trong khuôn khổ lễ hội còn có các trò chơi, trò diễn dân gian, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao truyền thống như: thi cắm trại, bóng chuyền, khắc dưa, kéo co, chọi gà, cờ người...

>>> [GỢI Ý]: Những địa điểm du lịch nông nghiệp Thanh Hóa thu hút du khách

Quang cảnh lễ hội Mai An Tiêm. (Ảnh: Sưu tầm)

Đứng vững với thời gian, với đạo lý ăn quả nhớ người trồng cây, đền thờ Mai An Tiêm không chỉ là tấm lòng, sự tri ân của thế hệ hôm nay với tiền nhân, mà còn chứa đựng những giá trị nhân sinh cao cả.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

TOUR DU LỊCH

Các gói tour du lịch hấp dẫn tại Thanh Hóa!

36.com.vn

Địa chỉ: 36.com.vn - TP. Thanh Hóa.

Hotline: 02373.55555

Email: [email protected]

MẠNG XÃ HỘI

Facebook page

Youtube

Zalo chat

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

Thứ 2 - Thứ 8: 8h00 - 17h30

Website: 36.com.vn

Đường dây nóng: 02373.55555

Copyright @36.com.vn. All right reserved.