Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ tổ mồng 10 tháng 3 (Âm lịch) (Ảnh: sưu tầm)
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025 đang đến rất gần. Đây là ngày lễ nhằm tưởng niệm công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ mọi thông tin về ngày lễ này. Giỗ tổ Hùng Vương 2025 nghỉ mấy ngày? Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và những địa điểm du lịch tại Thanh Hóa không thể bỏ lỡ dịp này trong bài viết dưới đây!
1. Những điều cần biết về ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025
- Nguồn gốc ngày Lễ Giỗ tổ Hùng Vương
Truyền thuyết kể lại rằng, Kinh Dương Vương sinh hạ được một người con trai, sau nối ngôi vua cha lấy niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau khi cưới Âu Cơ đã sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con là tổ tiên của người Việt. Sau đó, 50 người con đã theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống biển. Lạc Long Quân dã phong cho con trưởng là Hùng Vương nối ngôi. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán An Dương Vương.
Tri ân thế hệ cha ông đã lên rừng xuống biển dựng xây hình hài đất nước (Ảnh: Bitis)
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, để ghi nhớ công lao của các Vua Hùng đã có công dựng nước, khai thiên lập địa. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông năm 1601 đã sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng. Sau đó, vua chọn ngày 11 và 12 tháng 3 Âm lịch để làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đến năm Khải Định thứ 2 thời nhà Nguyễn đã chính thức chọn ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vị vua Hùng và nhắc nhở mọi người dân Việt Nam thờ cúng tổ tiên.
- Giỗ tổ Hùng Vương 2025 vào ngày mấy? Được nghỉ mấy ngày?
Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 ngày mấy? Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ mấy ngày là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Lịch giỗ tổ Hùng Vương 2025 (Ngày 10/3 Âm lịch) rơi vào ngày 7 tháng 4 Dương lịch là ngày thứ 2. Do vậy, theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần (đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần).
Như vậy, Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024, người lao động được nghỉ trong 3 ngày liên tiếp, từ ngày 5/4 đến hết 7/4/2025.
Người lao động được nghỉ liền 3 ngày để nghỉ ngơi, đi chơi cùng gia đình (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Xem thêm: 30/4 và 1/5 là ngày gì? dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 được nghỉ mấy ngày?
2. Dấu ấn thời kỳ Hùng Vương trên đất Thanh Hóa
Từ thời cổ sử, trên đất nước vua Hùng, Thanh Hóa đã là 1 trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang, với tên gọi Cửu Chân. Cũng vì lẽ đó mà dấu ấn của thời kỳ xa xưa Hùng Vương dựng nghiệp, cùng tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên đất Thanh Hóa, đã xuất hiện từ rất sớm và tương đối đậm đặc.
Văn hóa Đông Sơn Thanh Hóa là một trong những nền văn minh, văn hóa tiêu biểu của thời kỳ Hùng vương gắn với nghề đúc đồng, lúa nước. Bên cạnh đó, tín ngưỡng và tục thờ mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân vẫn còn được lưu giữ ở nhiều địa phương từ miền biển đến non cao ở xứ Thanh.
Đền Đồng Cổ, nơi thờ thần Trống Đồng. Ảnh: Sưu tầm
Đặc biệt, mảnh đất xứ Thanh còn gắn liền với nhiều di tích và những truyền thuyết, thần tích về các nhân vật thời Hùng vương. Tiêu biểu trong đó là đền thờ Mai An Tiêm con nuôi của vua Hùng thứ 18 ở huyện Nga Sơn. Hay đền Hổ Bái (Yên Định) thờ thần Lạc hầu Hợp Lang - một người con của Vua Hùng. Đền Đồng Cổ - lễ hội đền Đồng Cổ (thuộc làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định) gắn với thần Đồng Cổ hay còn gọi là thần trống đồng, vị thần đã hiển linh giúp Vua Hùng đánh giặc khi Hùng vương thứ nhất đem quân xuống phương Nam dẹp giặc Hồ Tôn. Di tích thờ Thánh Gióng ở xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc gắn với câu chuyện về anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, dùng thanh kiếm sắt đánh tan giặc Ân và bay lên trời. Lễ hội bánh chưng, bánh giầy (TP. Sầm Sơn) gợi nhớ về truyền thuyết Lang Liêu dùng cơm nếp làm bánh chưng, bánh dày.
Thanh Hóa còn khá nhiều di tích, dấu tích liên quan đến thời kỳ Hùng Vương khác như: Đền thờ Thượng Ngàn Sơn Tinh Công Chúa ở phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa; Khu Di tích Phủ Na (Như Thanh), Điền Trung (Bá Thước)...
Các di tích lịch sử Thanh Hóa hội gắn với các nhân vật thời Hùng vương đều được duy trì và tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo người dân đến tham quam, chiêm bái.
3. Đi đâu chơi ở Thanh Hóa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025?
Giỗ tổ Hùng Vương 2025 được nghỉ 03 ngày. Do vậy, mọi người có thể lựa chọn các địa điểm du lịch hấp dẫn trong tỉnh Thanh Hóa để thư giãn, tận hưởng những ngày nghỉ lễ trọn vẹn.
- Tham quan, chiêm bái các di tích gắn với thời kỳ Hùng Vương ở Thanh Hóa
Nếu bạn muốn trải nghiệm trọn vẹn không gian lịch sử xưa, cũng như văn hóa của ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương thì hãy lên ngay lịch trình hành hương về những địa điểm du lịch tâm linh Thanh Hóa gắn liền với thời kỳ các vua Hùng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các di tích trên vẫn phản ánh một cách sinh động và đậm nét phong tục, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hướng về cội nguồn dân tộc của người dân xứ Thanh.
Đền Hổ Bái - Ngôi đền cổ với tuổi đời gần hai nghìn năm tuổi. Ảnh: Sưu tầm
- Khám phá làng cổ Tiên Hòa - Ngôi làng cổ đặc biệt ở Thanh Hóa
Làng Tiên Hòa (xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung) là một ngôi làng đặc biệt ở Thanh Hóa có lịch sử lâu đời, mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ. Đây được xem là một trong những ngôi làng cổ nhất ở xứ Thanh.
Nằm nép mình bên sông Bồng Khê (tả ngạn bờ sông Mã), làng cổ Tiên Hòa được biết đến với tên gọi cổ xưa như Kẻ Khao, Khao Rú, Tiên Cảo. Đến khoảng giữa thế kỷ XVII, làng được tách thành 2 thôn. Tiên Hòa được xem là "đất lành, chim đậu", từ xa xưa đã có nhiều dòng họ đến đây khai hoang lập nghiệp. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đến ngày nay, làng cổ Tiên Hòa vẫn còn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc của vùng đất chiêm trũng Hà Trung.
Làng cổ Tiên Hòa. Ảnh: Sưu tầm
Trên đỉnh núi Viễn Vông nơi ngôi làng tọa lạc, có một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, có tên gọi là chùa Cao, được xây dựng từ thời kỳ vua Lê. Ngôi chùa có pho tượng Bồ Tát 4 mặt hướng ra 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc và cây cầu kính dài hàng chục mét, có bàn tay khổng lồ được đặt ở chính giữa.
- “Phá đảo” Hòn Mê đẹp hoang sơ
Nhắc tới đảo Mê hay đảo Hòn Mê là nhắc tới 'thiên đường' tiên cảnh hoang sơ nhất của Thanh Hóa. Thời điểm tháng 4 đến là thời gian đẹp nhất để đi du lịch đảo Mê. Thời gian này biển dịu êm, trời trong xanh cùng thời tiết nhiều nắng, gió mát dịu rất thích hợp để đi du thuyền khám phá đảo. Du khách có thể thả mình vào vẻ đẹp hoang sơ, hoang dại của đất trời, không khí trong lành, dễ chịu của đảo.
Đảo Mê - 'Thiên đường' tiên cảnh hoang sơ nhất của xứ Thanh . Ảnh: Sưu tầm
- Đắm mình trong bình nguyên hoang sơ ở Đồi Hích Ngọc Lặc
Đồi Hích nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, có phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, với những đồi cỏ rộng bát ngát như những bình nguyên của Đà Lạt. Đồi Hích đang là điểm đến ưa thích của giới trẻ, dân "phượt" và những người thích khám phá. Với phong cảnh hoang sơ, hữu tình, mọi người đến đây có thể rời xa bụi trần để hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ. Sáng sớm có thể ngắm bình minh giữa những biển mây trùng điệp. Chiều xuống có thể ngắm mặt trời lặn sau những dãy núi hùng vĩ.
Đồi Hích rộng bát ngát như những bình nguyên của Đà Lạt. Ảnh: Sưu tầm
- Phiêu diêu trên đỉnh Bù Xèo Thường Xuân
Đỉnh núi Bù Xèo Thường Xuân có một thảo nguyên tuyệt đẹp, là địa điểm hấp dẫn dành cho du khách thích khám phá trải nghiệm thiên nhiên. Đỉnh núi Bù Xèo chưa được khai thác du lịch nhiều nên vẫn còn giữ được nét nguyên sơ của núi rừng. Cắm trại trên đỉnh núi, chiêm ngưỡng thị trấn Thường Xuân chuyển mình từ ngày qua đêm, dậy sớm đón bình minh sẽ là trải nghiệm khó quên của du khách tại mảnh đất này.
Bù Xèo hay Pù Xèo Thường Xuân. Ảnh: Hung Map
- Cắm trại, xả hơi đẹp tự trời tây ở Làng Lúng Như Thanh
Làng Lúng thuộc khu du lịch cộng đồng ở xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (trong Vườn quốc gia Bến En) mang trong mình vẻ đẹp yên bình, tĩnh lặng, thích hợp để thư giãn. Do đó, địa điểm du lịch này ngày được nhiều du khách tìm đến để giải tỏa stress tạm “trốn” khỏi khói bụi, sự ồn ào để hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Nơi đây sở hữu không gian vô cùng thoáng mát, dễ chịu. Sự kết hợp hài hòa giữa cỏ cây, mặt nước tạo nên khung cảnh khiến ai cũng phải say đắm. Du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động như cắm trại, câu cá, ngắm cảnh, leo núi, khám phá hang động,...
Làng Lúng Như Thanh. Ảnh: @nguoilaodong
>>> Xem thêm: Những địa điểm du lịch Như Thanh hấp dẫn
Có vô vàn các địa điểm tham quan thú vị tại Thanh Hóa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 này để mọi người dành thời gian vui chơi, thư giãn cùng gia đình và bạn bè. Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ tìm được những địa điểm thích hợp và có những giây phút nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất!
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lịch Giỗ tổ Hùng vương 2025 nghỉ mấy ngày? nên du lịch ở đâu tại Thanh Hóa?. Với 3 ngày nghỉ dài liền kề, hãy lựa chọn những địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp nhất cho cả gia đình bạn nhé!