Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> [BỎ TÚI]: Bản đồ du lịch Thanh Hóa MỚI NHẤT
Lăng Bác ở đâu?
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại vị trí lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ngày xưa Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu các cuộc mít-tinh quan trọng. Để đến Lăng Bác, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân, thuê xe máy hoặc xe công cộng đều rất tiện lợi và dễ dàng.
Lăng Bác mở cửa những ngày nào?
Nếu đang có kế hoạch ghé thăm Lăng Bác, bạn hãy tham khảo thời gian mở cửa dưới đây để thuận tiện cho việc sắp xếp lịch trình.
Giờ mở cửa của Lăng Bác.
Lưu ý: Mặc dù thứ Hai và thứ Sáu là ngày đóng cửa để bảo trì Lăng Bác nhưng nếu ngày này rơi vào dịp lễ như 2/9, mùng 1 Tết, ngày sinh Bác Hồ 19/5 thì nơi này vẫn mở cửa để đón khách viếng thăm.
Quy định trang phục vào Lăng Bác như thế nào?
Hiện nay, Lăng Bác không có quy định chính xác trang phục mà khách du lịch phải mặc khi vào viếng, bạn chỉ cần tuân thủ vẻ lịch sự, chỉn chu, kín đáo và nghiêm túc. Tuy nhiên, để tôn vinh không gian trang nghiêm, tránh gây phản cảm, du khách nên tránh những trang phục quá ngắn như áo hai dây, quần short, váy ngắn, áo hở lưng…
Chọn trang phục lịch sự và kín đáo để tôn vinh không gian lịch sử tại Lăng Bác (Ảnh: Sưu tầm)
>>> [GỢI Ý]: Điểm vui chơi tại Thanh Hóa dịp Quốc khánh 2/9
Bên cạnh đó, các bộ đồ xuyên thấu, áo sơ mi mỏng tang, quần legging ôm sát cũng nên tránh khi đi Lăng Bác mặc gì phù hợp nhất. Hãy lựa chọn trang phục đơn giản, gọn gàng, kín đáo cùng màu sắc trang nhã để tham quan một cách tôn trọng.
Ngoài ra, đây là địa điểm trang nghiêm, là nơi an nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, việc bạn đi Lăng Bác mặc gì rất quan trọng. Thông qua trang phục đã chọn, nhiều người còn dựa vào đó để đánh giá phẩm chất của bạn như thế nào. Vì lẽ đó, hãy tôn trọng không gian trang nghiêm và mặc một bộ trang phục lịch sự để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh Vị cha già của dân tộc.
Những hoạt động hấp dẫn nhất khi tham quan Lăng Bác
Khi thăm Lăng Bác ở Hà Nội, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí trang nghiêm, ngược dòng lịch sử tìm hiểu về quá khứ hào hùng của bậc lãnh tụ vĩ đại dân tộc Việt. Một số hoạt động hấp dẫn mà bạn nên tham gia để có chuyến đi nhiều ý nghĩa:
- Chứng kiến lễ Thượng cờ và Hạ cờ ở Quảng trường Ba Đình
Lễ Thượng cờ và Hạ cờ tại Lăng Bác ở đâu, liệu bạn đã biết chưa? Mỗi ngày, vào lúc 6h và 21h tại quảng trường Ba Đình sẽ diễn ra nghi lễ Thượng cờ Lăng Bác và Hạ cờ Lăng Bác. Đây là khoảnh khắc vô cùng trang nghiêm mà bất cứ du khách nào cũng muốn chứng kiến nếu có dịp ghé thăm nơi này. Đội tiêu binh gồm 37 người sẽ thực hiện một loạt những nghi thức trong tiếng nhạc Quốc ca hào hùng và lá cờ Tổ quốc tung bay. Sau khi Quốc kỳ được kéo lên cũng là lúc Lăng Bác bắt đầu mở cửa.
Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ được thể hiện trọng thể trước Lăng Bác vào sáng sớm và buổi tối hàng ngày (Ảnh: sưu tầm)
>>> Lưu ngay: Thông tin các tuyến xe buýt Thanh Hóa hữu ích cho du khách
- Khám phá kiến trúc Lăng Bác
Kiến trúc tổng thể của Lăng Bác là một khối vuông kiên cố với ba lớp, cao 21,6m và rộng 41,2m, giúp chống lại lũ lụt, bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Lớp ngoài của lăng được ốp đá granite xám, xung quanh là những hàng cột bằng đá hoa cương cùng dòng chữ "CHỦ TỊCH HỒ - CHÍ - MINH" bằng đá ngọc màu đỏ thẫm nổi bật trên đỉnh Lăng. Tiền sảnh của lăng được ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, có ghi thông điệp sâu sắc: "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký dát vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là biểu tượng cho tâm huyết cũng như khát vọng của một quốc gia độc lập.
Lăng Bác ở Hà Nội là một công trình có kiến trúc đồ sộ, uy nghi (Ảnh: sưu tầm)
- Viếng thăm bên trong Lăng Bác
Nhiều du khách thắc mắc, vật liệu xây dựng bên trong Lăng Bác ở đâu? Câu trả lời là 200 bộ cửa trong Lăng Bác được chế tác từ các loại gỗ quý thu thập từ khắp mọi miền đất nước. Tâm điểm của Lăng là phòng đặt thi hài, một không gian linh thiêng và trang nghiêm. Phòng được ốp đá cẩm thạch toàn b
ộ, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo, sang trọng. Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lăng Bác ở đâu? Tại trung tâm lăng, thi hài của Người được bảo quản trong một hòm kính, đặt trên một chiếc giường, phía dưới là bệ đá. Trong những dịp đặc biệt, khi có người viếng thăm lăng, bốn người lính cảnh vệ sẽ đứng gác bên trong phòng đặt thi hài, tạo thêm không khí trang nghiêm cho sự kiện quan trọng này.
Phía bên trong Lăng Bác được ốp bằng đá cẩm thạch độc đáo (Ảnh: sưu tầm)
>>> XEM THÊM: Nữ mặc gì khi đu du lịch mùa thu đông?
- Ghé thăm Phủ Chủ Tịch
Phủ Chủ Tịch trong Lăng Bác ở đâu? Công trình này là một phần quần thể lăng, được xây dựng theo kiến trúc cổ điển Pháp, ban đầu là một công trình dành cho Tổng đốc Đông Dương. Khi thực dân Pháp rời khỏi Việt Nam, Bác đã đến nơi này làm việc từ năm 1954 cho đến khi Người ra đi vào năm 1969. Hiện nay, Phủ Chủ Tịch đã trở thành nơi đón tiếp quan chức và tổ chức các sự kiện quan trọng cấp nhà nước. Khuôn viên Phủ Chủ Tịch trồng rất nhiều cây xanh, đặc biệt còn giữ lại nhiều cây cổ thụ lớn, tạo nên không gian trong lành, thư thái.
Phủ Chủ Tịch là công trình mang kiến trúc Pháp cổ điển, nơi Bác Hồ làm việc từ năm 1954 đến khi Người ra đi (Ảnh: sưu tầm)
- Dạo quanh Nhà sàn và ao cá Bác Hồ
Với sự giản dị vốn có, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ thay vì Phủ Chủ Tịch xa hoa. Nhà sàn Bác Hồ trong Lăng Bác ở đâu? Cách Phủ Chủ Tịch không xa, nơi này hiện nay vẫn giữ nguyên những hiện vật lúc sinh thời của Người. Xây dựng bằng gỗ theo kiến trúc của nhà sàn dân tộc Tày - Thái ở Việt Bắc, ngôi nhà sàn tuy đơn giản nhưng chứa đựng tâm hồn và lối sống của một vị lãnh đạo vĩ đại.
Nhà sàn Bác Hồ là nơi sinh hoạt và làm việc của Người trong những năm tháng còn lại của cuộc đời (Ảnh: sưu tầm)
Nhà sàn được xây dựng dưới nguyện vọng của Bác, dựa trên cuộc trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Nhà có hai tầng với tầng 1 rộng rãi, tầng 2 chia thành hai phòng với vách ngăn được tận dụng để làm giá sách. Xung quanh ngôi nhà là hành lang, tạo nên không gian sống thoải mái và tiện nghi. Nhà sàn Bác Hồ không chỉ là nơi ở lâu dài của Người, mà còn chứa đựng những dấu ấn quan trọng trong lịch sử đất nước.
Ao cá là một biểu tượng sống động về tình cảm của Người đối với môi trường và con người (Ảnh: sưu tầm)
Ao cá trong Lăng Bác ở đâu? Ở ngay trước nhà sàn là ao cá, nơi Bác thường dành thời gian để thư giãn. Trước những bữa ăn sáng, Bác đã để lại một ít bánh mì hoặc cơm dùng phơi khô làm thức ăn cho cá. Khi thời tiết lạnh, Bác luôn quan tâm và nhắc anh em kiếm bèo đặt ở góc hướng Bắc của ao để đảm bảo đàn cá có nơi trú ẩn. Mỗi dịp lễ Tết, Người cũng thường đem cá tặng cho các vị lãnh đạo cũng như đơn vị bảo vệ.
- Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội không thể bỏ qua. Toà nhà có kiến trúc rất ấn tượng với khối vuông vát góc, cao gần 20m, đặt chéo tạo nên hình dáng thanh nhã của một bông sen trắng. Với diện tích sử dụng lên đến 18.000m2, bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành ngôi bảo tàng lớn nhất và hiện đại nhất cả nước.
Bảo tàng Hồ Chí Minh có kiến trúc rất đặc biệt (Ảnh: sưu tầm)
Các tầng trưng bày ở bảo tàng được kết nối mật thiết với nhau. Gian long trọng với trần vòm cao hơn 9m, trang trí hoa lá 4 mùa đất nước, chứa đựng tượng đồng toàn thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không gian triển lãm rộng gần 4000m2 với hơn 2000 tài liệu, hiện vật và hình ảnh, tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của Bác gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới.
- Tìm hiểu về Chùa Một Cột
Nằm tại khuôn viên di tích Lăng Bác, chùa Một Cột có nguồn gốc từ thời Lý và là một biểu tượng độc đáo của thủ đô Hà Nội. Kiến trúc đặc biệt của chùa Một Cột nằm ở sự mô phỏng hình dáng của đóa sen, biểu tượng của sự thanh khiết, vững chãi. Chùa Một Cột ngày này đã trở thành điểm đến đầy ý nghĩa cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa và tâm linh của Hà Nội.
Chùa Một Cột trong Lăng Bác ở đâu? Ngôi chùa nằm tại khuôn viên di tích, có kiến trúc độc đáo với cột duy nhất giống như đóa sen (Ảnh: sưu tầm)
Quy định thăm Lăng Bác bạn cần biết
Tham khảo các quy định khi viếng Lăng Bác ở đâu? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ngay cho mình. Khi tiến hành viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi du khách cần thực hiện một cách tôn trọng và nghiêm túc những quy định sau đây:
- Kiểm tra an ninh: Trước khi nhập cổng viếng lăng, mọi người cần gửi hành lý để kiểm tra an ninh. Chỉ được mang theo ví xách tay để đựng tiền, kim loại quý, điện thoại và máy ảnh nhỏ đã tắt nguồn. Máy ảnh chuyên dụng và camera không được phép mang vào.
- Tuân theo hướng dẫn: Trên đường vào viếng, mọi khách cần tuân thủ hướng dẫn của ban tổ chức, tránh chen lấn và xô đẩy, tạo điều kiện cho mọi người tham gia một cách an toàn và trật tự.
- Tôn trọng khi đến trước cửa Lăng: Khi đến trước cửa Lăng, mọi người nên cầm mũ hoặc nón bên tay phải và hướng phần lòng mũ, nón ra ngoài, thể hiện lòng kính trọng và tôn nghiêm.
- Giữ trật tự và yên lặng trong Lăng: Trong quá trình bước vào Lăng, mọi người cần giữ yên lặng, không gây ồn ào, không chỉ trỏ hay sờ tay vào tường, không đặt tay vào túi quần, túi áo. Hút thuốc lá cũng không được phép.
- Những đồ không được mang vào Lăng Bác: Cấm quay phim, chụp ảnh hoặc vẽ bất kỳ hình ảnh nào trong phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cấm đưa những hình ảnh này lên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này giúp bảo vệ tính tôn nghiêm của khu vực.
Bạn cần tuân theo một số quy định khi vào viếng Lăng Bác (Ảnh: sưu tầm)
Trải qua những biến đổi thăng trầm, mưa nắng, Lăng Bác vẫn sừng sững, uy nghiêm giữa Quảng trường Ba Đình, như hình ảnh của vị lãnh tụ vĩ đại luôn hiện diện trong tâm trí mỗi người dân Thủ đô. Đừng quên ghé thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để khám phá công trình kiến trúc đầy ý nghĩa này.