Bún bò Huế - món ăn khiến bao thực khách “phải lòng” (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Có thể bạn chưa biết: Lăng miếu Triệu Tường - 'Kinh thành Huế thu nhỏ' ở xứ Thanh
1. Bún bò Huế - đặc sản nổi tiếng ai cũng phải thưởng thức một lần
Bún bò Huế xưa ra đời từ thời chúa Nguyễn Hoàng (khoảng thế kỷ thứ 16). Tương truyền, xưa có cô Bún xinh đẹp, giỏi giang, thạo nghề làm bún. Tại làng Vân Cù (nay thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), cô Bún đã sáng tạo ra cách chế biến một món ăn mới: Lấy thịt bò nấu thành nước dùng cho món bún. Từ đó, món bún bò ra đời, được lưu giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Đến nay, bún bò Huế đã được cải biên với sự có mặt của nhiều nguyên liệu khác như giò heo, tiết lợn, chả cua,...
Bún bò Huế có nhiều điểm khác biệt so với món bún bò của những địa phương khác. Món ăn này nổi tiếng đến mức gần như ai đã đi du lịch Huế cũng phải thưởng thức ít nhất một lần.
Món bún bò đặc sản xứ Huế đã ra đời cách đây nhiều thế kỷ (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Xem thêm: Các đặc sản Thanh Hóa nhất định phải thử
Bún bò Huế có những gì? Một tô bún bò chuẩn vị Huế sẽ gồm sợi bún, thịt bò, tiết heo, chả cua và nước dùng. Nguyên liệu làm bún là bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ chuẩn để sợi bún có độ dai vừa phải. Thịt bò được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu đỏ tươi, mỡ bò màu vàng nhạt. Chả cua màu vàng cam bắt mắt được làm từ gạch và thịt cua xay nhuyễn với vị béo, bùi tự nhiên.
“Linh hồn” của món bún bò xứ Huế chính là nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương ống bò nên có vị ngọt đậm đà. Ngoài ra, người ta còn thêm vào nước dùng chút mắm ruốc và sả để dậy mùi thơm nồng hấp dẫn.
Một tô bún bò Huế ngon, chuẩn vị đất cố đô phải có hương thơm hấp dẫn. Tô bún có sắc cam của dầu điều, sắc nâu của thịt bò, tiết lợn và sắc xanh của hành, mùi, thêm chút giá đỗ thanh mát. Món bún với đủ vị cay, ngọt, bùi đã thực sự làm “xiêu lòng” thực khách.
2. Bún Huế 'lai' Thanh - Đặc sản vị Huế thơm hương đất Thanh
Bún Huế “lai” Thanh xuất phát từ việc năm 1947 mặt trận Huế vỡ, người Huế tứ tán khắp nơi và họ trụ lại nhiều ở Thanh Hóa. Người Huế mang theo món bún Huế ra Thanh Hóa, ban đầu họ mở quán, tuyển người xứ Thanh giúp việc. Dần dà người giúp việc nắm được bí quyết rồi tách ra để mở cửa hàng riêng.
Một bát bún bò đầy đủ có khiến bạn xao xuyến? (Ảnh: sưu tầm)
>>> Gợi ý: Các món bánh đặc sản Thanh Hóa nổi tiếng
Nước bát bún bò Huế được chủ hiệu dày công, mang hết bí truyền thể hiện, để tạo nên thứ nước trong mà ngọt, thơm lịm mà đậm đà, có váng hoa nổi mỡ màu tựa như hổ phách. Xương hầm là xương ống của bò, rửa sạch từ hôm trước ngâm với nước gừng độ non một tiếng rồi với đem hầm, để tăng độ ngọt còn có cả xương sườn lợn đã luộc bỏ nước đầu và cho vào hầm cùng.
Thịt bò cho món bún Huế là thịt bò bắp hoặc nạm bò, đã được hầm vừa chín tới, để ráo nguội thái bản to độ dày vừa phải, thịt lợn phải là bắp chân giò lột xương, bó chặt rồi luộc, để khi thái lát miếng thịt có lớp vỏ bì bao ngoài trông bắt mắt. Bún được lựa cầu kỳ sợi trắng nõn nà, có độ dai dòn.
Bún Huế 'lai' Thanh thì đã khác nhiều. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Đừng quên: Chả tôm Thanh Hóa - Đặc sản xứ Thanh nhất định phải thử
Đến bún Huế 'lai' Thanh thì đã khác nhiều. Ở Thanh Hóa, nước bún được cho thêm mỗi thùng 5 con tôm he (giờ được thay bằng tôm sú). Khi hầm bao giờ cũng có gừng và một bó thân sả đoạn có nhiều tinh dầu nhất, tạo hương thơm quyến rủ. Thứ gia vị không thể thiếu được là mắm tôm, nếu bỏ nhiều quá thì gắt nồng, ít thì nhạt nhẽo vô vị.
Thịt bò cho bún Huế là thịt bò bắp hoặc nạm bò, thái bản to độ dày vừa phải, thịt lợn phải là thịt chân giò phần bắp về đã lột xương và bó chặt khi luộc, để khi thái lát miếng thịt có lớp vỏ bì bao ngoài trông bắt mắt. Thứ bún được lựa cầu kỳ sợi trắng nõn nà thơm mùi gạo mới mà lại có độ dai dòn. Bún Huế ăn nóng cùng với nõn chuối hột thái sợi nhỏ và dăm ngọn húng quế. Sự hợp thành đúng mực đem so với sự ngay ngắn tề chỉnh của vị thư sinh nho nhã tạo nên sự gắn bó hài hòa. Cách thức ăn cũng nhẩn nha, để thấm, để ngấm cái hương vị Huế dịu nhẹ mà đằm sâu.
Bún Huế 'lai' Thanh đã ăn một lần là nhớ mãi (Ảnh: Sưu tầm)
Đến bún Huế 'lai' Thanh thì đã khác nhiều, số lượng như tăng, như đội lên, đầy ắp dư thừa vật chất chứ không lưng lửng như bát bún Huế gốc. Thôi thì đủ thứ: Tiết bò, gan lợn, trứng cút, mộc, nhất là chân giò cả cục, cả khối. Thêm nữa gia vị cũng đủ loại ngoài hành hoa và rau chuối còn có húng, mùi ta và giá đậu.
Mỗi vùng, miền có một văn hóa ẩm thực riêng, và khi ẩm thực của đất Huế phục vụ khách ở Thanh đã mang theo nét ít nhiều văn hóa ẩm thực xứ Thanh để tạo ra một món đặc trưng, vừa giữ được vị Huế vừa thơm hương đất Thanh.