36.com.vn

Bánh đúc sốt Thanh Hóa - Món quà chiều gắn liền tuổi thơ

Bánh đúc sốt Thanh Hóa là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị riêng biệt và màu xanh ngọc nổi bật. Nó là thức quà giản dị gắn với tuổi thơ của nhiều người sinh ra và lớn lên ở TP. Thanh Hóa.

Bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị riêng biệt và màu xanh ngọc nổi bật.

Bánh đúc sốt Thanh Hóa

Bánh đúc sốt Thanh Hóa thoạt nghe qua nhiều người tưởng rằng đó là một loại bánh, thứ quà quê dân dã làng quê nào cũng có, hay xuất hiện ở các phiên chợ quê. Nhưng thực ra không phải, bánh đúc sốt là món ăn chỉ có ở xứ Thanh, hương vị riêng biệt và có màu xanh ngọc nổi bật.

Làng Cốc Hạ, phường Đông Hương (TP. Thanh Hóa) được cho là nơi sản sinh ra món bánh đúc sốt Thanh Hóa dân dã nhưng đặc biệt này.

>>> Gợi ý: Chả tôm Thanh Hóa - đặc sản xứ Thanh nhất định phải thử

Bánh được làm từ bột gạo, khi ăn thì rắc thêm chút đậu xanh nhuyễn. (Ảnh: Sưu tầm)

Nguyên liệu và cách làm món bánh đúc sốt Thanh Hóa

Để làm ra món bánh đúc sốt Thanh Hóa ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo tẻ ngon đem vo sạch, ngâm vài tiếng đồng hồ trước khi mới đem xay thành bột mịn. Muốn bánh được dẻo, thơm thì nguyên liệu không thể thiếu của món bánh đúc là nước vôi.

Vôi hòa chung với nước lạnh, để vài tiếng đồng hồ cho lắng cặn rồi chắt lấy nước vôi trong. Nước vôi trong pha với bột gạo phải theo đúng tỉ lệ để chiếc bánh đạt đúng độ sánh, mịn, dẻo mà không bị quá đặc cũng không quá loãng. Sau khi pha xong phải đợi khoảng 3 tiếng sau để cho mùi vôi bay đi hết mới đem đi nấu.

Trộn hỗn hợp nước vôi trong, bột gạo với tí muối và dầu ăn để món ăn thêm phần béo và đậm đà rồi đặt lên bếp, dùng đũa cả cỡ lớn quấy liên tục để bột chín đều mà không bị cháy ở đáy nồi.

Màu xanh đặc trưng của bánh được tạo nên bởi nước rau ngót hay rau cải giã nhuyễn. (Ảnh: Sưu tầm)

Quấy khoảng 15 phút bột bắt đầu sánh lại, tay bắt đầu nằng nặng thì đổ nước cốt rau ngót hoặc rau cải vào. Đây là cách tạo nên màu xanh ngọc của bánh đúc sốt. Sau đó, cứ đun trên lửa liu riu và quấy đều cho đến khi bánh chín, khoảng 1 tiếng, liên tục đảo đều tay bằng đũa cả để bánh được sánh, không bị vón cục.

>>> Xem thêm: Bánh cuốn Thanh Hóa - món ngon xứ Thanh nhất định phải nếm thử

Bánh đúc sốt Thanh Hóa phải ăn ngay lúc còn nóng mới ngon. (Ảnh: Sưu tầm)

Đúng như tên gọi, bánh đúc sốt phải ăn nóng, nồi bánh nhấc khỏi bếp được đặt trong thúng có lớp vải và nilông bao bọc kỹ để giữ nhiệt. Khi có khách ăn, bánh mới được múc ra. Một lớp đỗ xanh luộc (hấp) chín, đánh tơi bên dưới; sau đó lớp bánh đúc sốt màu xanh ngọc sóng sánh, nóng hôi hổi trải lên trên; tiếp đến lại một lớp đỗ xanh bao trùm miệng bát; cuối cùng là vài ba miếng tóp mỡ béo ngậy, ít hành phi thơm nức mũi.

Bánh đúc sốt vừa ăn vừa xuýt xoa, mê mẩn vị bùi bột gạo và béo ngọt của đậu xanh. (Ảnh: Sưu tầm)

Thưởng thức bánh đúc sốt Thanh Hóa đúng chuẩn nhất

Bánh đúc sốt Thanh Hóa phải ăn ngay lúc còn nóng mới ngon. Xúc một thìa bánh sánh mịn, thưởng thức độ ngầy ngậy của bột gạo nấu nước rau ngót, lại có đỗ xanh bùi bùi, thêm chút béo thơm của tóp mỡ và hành phi. Tất cả hòa quyện, khiến các giác quan phải “thức tỉnh”. Đặc biệt, phần cháy nồi của bánh đúc sốt cũng rất ngon, giòn giòn, muốn ăn phải dặn cô bán hàng để dành thì mới có.

Thưởng thức bánh đúc sốt ở đâu?

Bánh đúc sốt Thanh Hóa vang danh một thời không còn được bán ở nhiều nơi ở TP. Thanh Hóa. Nếu muốn ăn, bạn phải đến ngã tư Đào Duy Từ vào buổi chiều để thưởng thức. Còn nếu bắt gặp một gánh hàng rong với tiếng rao “Ai bánh đúc sốt đây!...” trên đường thì bạn quả là có duyên với vùng đất Hạc thành này rồi.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

TOUR DU LỊCH

Các gói tour du lịch hấp dẫn tại Thanh Hóa!

36.com.vn

Địa chỉ: 36.com.vn - TP. Thanh Hóa.

Hotline: 02373.55555

Email: [email protected]

MẠNG XÃ HỘI

Facebook page

Youtube

Zalo chat

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

Thứ 2 - Thứ 8: 8h00 - 17h30

Website: 36.com.vn

Đường dây nóng: 02373.55555

Copyright @36.com.vn. All right reserved.