Những địa danh nổi tiếng khi du lịch Nga Sơn Thanh Hóa.
- Động Từ Thức
Động Từ Thức là một trong những hang động thuộc loại đẹp nhất xứ Thanh.
Động Từ Thức là một trong những hang động thuộc loại đẹp nhất xứ Thanh. Động Từ Thức hay còn gọi là động Bích Đào, với vô vàn phiến đá và thạch nhũ huyền ảo trông rất đẹp. Đi sâu bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn bộ của không gian động Từ Thức gắn liền với câu chuyện của nàng.
Ngoài cửa động, bạn sẽ được tham quan miếu Sơn Thần nhỏ và khoảng nhỏ được tạc bài thơ Quế Đường tiên sinh Lê Quý Đôn khi ông có dịp ghé nơi tuyệt tác thần tiên này. Mỗi khi nhắc đến Nga Sơn, Thanh Hóa khách du khách lại bồi hồi xao xuyến về thắng cảnh tuyệt đẹp của Động Từ Thức. tiên giáng Hương và chàng thúc sinh Từ Thức.
- Đền thờ Mai An Tiêm
Sự tích dưa hấu đỏ Mai An Tiêm gắn liền với tuổi thơ của biết bao người Việt Nam. Trong đó, đảo hoang nọ chính là Nga Sơn Thanh Hóa bây giờ, mang ý nghĩa truyền thống dân gian. Khi du khách có dịp đến đây, chắc hẳn sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp cổ xưa của đền thờ Mai An Tiêm, với kết cấu đền theo mô hình đền truyền thống Việt Nam.
Lễ hội Mai An Tiêm. (Ảnh: Sưu tầm)
Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ Nga Sơn 5km về phía Đông Bắc. Ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền bao đời nay. Kiến trúc của ngôi đền khá đơn giản, đền được kết cấu theo hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền Bái và 4 gian Hậu cung được mô phỏng theo kiến trúc đình, đền Việt Nam, có cổng tứ trụ truyền thống. Nội thất trong đền được bố trí trang nghiêm, gọn gàng. Đến thăm ngôi đền của nhân vật huyền sử - Mai An Tiêm, người khai sinh ra quả dưa hấu đỏ ai cũng có tâm trạng xúc động về một biểu tượng về tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Cửa Thần phù
Cửa biển Thần Phù hiện nằm trên tuyến sông Nhà Lê, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm)
Cửa biển Thần Phù vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xưa nằm trên tuyến đường thủy hành quân Nam tiến của người Việt nên được gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ trong dân gian và sử sách. Cửa biển Thần Phù hiện nằm trên tuyến sông Nhà Lê, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa. Khu vực Thần Phù nay ở thượng nguồn lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc Việt Nam.
Cửa Thần Phù gắn liền với câu chuyện của vua Lý Thái Tông. Theo như lời kể của Ông Mộng Lục thì một lần Nam chinh phạt Chiêm Thành, quân nhà Lý đã gặp phải sóng to gió lớn, may sao có một đạo sĩ giúp đỡ thoát khỏi sóng mạnh để tiến quân thành công. Nhưng sau đó vị đạo sĩ đã quy tiên, vì vậy nhà vua cho lập đền thờ nơi cửa biển và truy phong danh hiệu “Áp lãng Chân Nhân”. Chính vì thế, cửa Thần Phù đã có tên từ đây.
Cửa biển Thần Phù là nơi có nhiều truyền thống nổi tiếng như Từ Thức gặp giáng tiên, Mai An Tiêm, Sơn Tinh qua cửa biển về núi Tản,…
- Đền thờ Lê Thị Hoa
Khi bạn có dịp du lịch Nga Sơn mà bỏ qua địa điểm nổi tiếng đền thờ Lê Thị Hoa thì rất đáng tiếc. Đền thờ nằm ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Người dân nơi đây lập đề thờ để tưởng nhớ công lao của nữ tướng Lê Thị Hoa, với một lòng trung dũng với đất nước.
Đền thờ Nga Sơn Công chúa Lê Thị Hoa, Bình Nam Đại tướng quân thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm)
Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn.
- Chùa Tiên
Chùa Tiên toạ lạc tại xóm 6 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa Tiên được một nữ tăng lập tên vào năm 1931 dưới thời vua Bảo Đại. Theo như truyền thống kể lại, thì ngôi chùa xây dựng trên đất của vườn đào tiên nơi Từ Thức và Giáng Tiên gặp nhau. Bởi vì, xung quanh chùa có rất nhiều đào, tuy nhiên trải qua nhiều năm tháng thì vườn đào cũng không còn và nhiều hạng mục trong chùa cũng xuống cấp trầm trọng.
Chùa Tiên toạ lạc tại xóm 6 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Tiên thờ Phật và thờ Mẫu, có một lễ hội thường xuyên diễn ra vào 14-16/3 âm lịch hàng năm. Vào mùa Xuân, ngày rằm tháng ba là chùa khai hội. Về thăm Nga Sơn, mà không ghé chùa Tiên quả là một điều đáng tiếc, bởi khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây làm lòng ta lắng lại. Đến với chùa Tiên, ta như đi lạc vào một thế giới khác, thế giới của sự tĩnh tại, của bình yên, lạc đạo.
- Khu di tích lịch sử chiến khu Ba Đình
Khu di tích lịch sử chiến khu Ba Đình. (Ảnh: Sưu tầm)
Chiến khu Ba Đình là một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Ba Đình, nằm cách huyện lỵ huyện Nga Sơn, Thanh Hóa khoảng 3 km về phía Tây Bắc. Điểm đặc biệt là 3 làng có đến 3 đình khác nhau, đình làng này có thể trông thấy đình của làng khác. Nơi đây là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp cuối thế kỷ XIX, do Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt lãnh đạo.
Đến ngày nay, dấu tích của chiến khu vẫn còn giữ lại trên mảnh đất Ba Đình. Do vậy, khu di tích này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách mỗi khi đến đây.
Với mảnh đất Nga Sơn địa linh nhân kiệt, về nơi đây, du khách như lạc vào một khung cảnh đầy huyền thoại, được chiêm ngưỡng những di tích mang đậm dấu ấn tiền nhân và được nghe kể những câu chuyện về nhân tài đất Việt. Hi vọng rằng những danh sách này sẽ giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn khi đến Nga Sơn.