Đền Đức Thánh Cả Thanh Hóa.
>>> [BỎ TÚI]: Bản đồ du lịch Thanh Hóa chi tiết nhất
Đền Đức Thánh Cả ở đâu?
Đền thờ Đức Thánh Cả thờ tứ vị Thánh nương được xây dựng cách đây hàng thế kỷ ở làng Hanh Cù, Hanh Cát - quê mẹ Tơm xưa, nay là thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Đền Đức Thánh Cả bề thế ở vùng biển Đa Lộc của Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> XEM THÊM: Những địa danh nổi tiếng khi du lịch Hậu Lộc Thanh Hóa
Đa Lộc là địa phương thuộc vùng ven biển (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), người dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừa đánh bắt hải sản…Qua đó, đền Đức Thánh Cả là nơi sinh hoạt tâm linh, người dân thường đến cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Truyền thuyết về ngôi đền cổ
Theo các cụ cao niên kể lại, Đền Đức Thánh Cả được xây dựng vào khoảng giữa thời Nguyễn. Trước đây, ngôi đền bao gồm Tiền đường, Trung đường và Hậu cung thờ Đức Thánh Cả, Tứ vị Thánh Nương là những vị phúc thần tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ mẫu có công bảo vệ cuộc sống cho người dân xứ biển.
Sách xưa kể lại nhân vật trung tâm của Tứ vị Thánh Nương là Dương Thái Hậu - vị mẫu nghi của nhà Nam Tống Trung Quốc. Năm 1276, kinh đô Lâm An của nhà Nam Tống rơi vào tay Mông Cổ, Vua tôi nhà Tống đứng lên chống giặc nhưng đều thất bại. Nghe tin vua bị bắt, tôn thất đều qua đời, Dương Thái Hậu buồn rầu nhảy xuống biển tự tử. Ngày hôm sau, biển nổi lên muôn vàn thi thể, nhà Nam Tống từ đây cũng bị diệt vong.
Thi thể bà Thái Hậu trôi dạt vào cửa Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An), sắc mặt vẫn hồng hào như người sống. Dân chài thương xót đã lập am thờ.
>>> [CÓ THỂ BẠN CẦN]: Bản đồ du lịch tâm linh Thanh Hóa chi tiết nhất
Nghinh môn sừng sững hàng trăm năm tuổi vẫn còn gần như nguyên vẹn. (Ảnh: Sưu tầm)
Sau này, khi vua Trần Anh Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành đã chiêm bao thấy vị nữ thần đến giúp sức nên thắng trận. Khi trở về vua đã cho lập đền thờ để nhân dân thờ cúng.
Từ đó tục thờ Tứ vị Thánh Nương xuất phát từ đền Cờn Nghệ An lan ra khắp các tỉnh Bắc Trung Bộ. Dọc miền duyên hải có 81 nơi thờ tự và Đền Đức Thanh Cả ở Đa Lộc là một trong nơi tụ khí của 4 vị Thánh Nương.
Lối kiến trúc độc đáo
Khi mới ra đời Đền Đức Thánh Cả là công trình bề thế, tuy nhiên, trải qua bao biến cố lịch sử, chỉ còn lại nghinh môn là nguyên vẹn. Điều đặc biệt, nghinh môn cổ kính sau hàng trăm năm vẫn sừng sững như minh chứng cho vẻ đẹp kiến trúc trường tồn của công trình tâm linh.
Đền Đức Thánh Cả, nơi yên bình của người dân vùng biển. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> XEM THÊM: Những ngôi đền Thanh Hóa nổi tiếng linh thiêng
Nghinh môn hướng ra biển, được xây dựng theo lối kiến trúc 3 tầng mái vút cong, phía trên cùng là tháp chuông với nhiều nét hoa văn hoạ tiết độc đáo, tường hai bên đắp con voi, ngựa đối xứng.
Các cột nanh có câu đối chữ Nho, là một hệ thống văn tự còn lưu lại. Trên tầng 3 của Nghinh Môn mặt ngoài có 3 từ: "Thượng đẳng từ", mặt trong có 2 từ: "Linh từ", vì vậy Đền Thánh Cả còn được gọi là Thượng đẳng linh từ.
Đền Đức Thánh Cả - Chứng tích lịch sử
Trong giai đoạn đầu tiên của khởi nghĩa Cần Vương, ngôi đền là nơi ẩn náu an toàn của nghĩa quân Ba Đình. Sang thời kỳ tiền khởi nghĩa, đền là nơi cán bộ hoạt động cách mạng tạm trú trên đường về nhà mẹ Tơm đồng thời cũng là địa điểm diễn ra các hội nghị bí mật của tổ chức Đảng thời đó.
Thời điểm sau cách mạng tháng 8/1945, cả nước sục sôi trong phong trào diệt giặc dốt, Đền Đức Thánh Cả cũng là nơi dân làng mở lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ, giác ngộ cách mạng. Trong hai cuộc chiến tranh của dân tộc, mảnh đất Đa Lộc nhiều lần phải hứng chịu bom đạn của kẻ thù cày xới nhưng kỳ lạ thay nghinh môn của ngôi đền vẫn hiên ngang đứng vững, người dân Đa Lộc mỗi lần ra đền trú ẩn đều cảm thấy an lòng như được các đấng thần linh phù hộ, chở che.
Đền Đức Thánh Cả, vị trí người dân đến thắp hương. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> XEM THÊM: Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - Di tích nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
Với giá trị lịch sử đó, nhằm giữ lại cho hậu thế mai sau, 2005, cấp ủy, chính quyền xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) kêu gọi nhân dân, tổ chức, cá nhân quyên góp, trùng tu tôn tạo ngôi đền 5 gian làm nơi thờ tự và mời thanh đồng Vũ Ngọc Chinh làm chủ nhang.
Năm 2005, nhà tiền đường ba gian thờ Tứ Vị Thánh Nương được xây dựng. Từ đó, cứ mỗi năm lại thêm một công trình mới như: Điện thờ mẫu, Điện ngọc, Chùa Trùng Khánh, Đức Thánh Trần lần lượt được hoàn thành.
Hiện nay, ngoài thờ Tứ vị Thánh Nương, đền còn thờ thần Độc Cước, bà Chúa Kho, ông Hoàng Mười, các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, những người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội đền Đức Thánh Cả
Lễ hội Đền Đức Thánh Cả được nhân dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức hàng năm nhằm thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".
Lễ hội truyền thống đền Đức Thánh Cả. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> [KHÁM PHÁ NGAY]: Các lễ hội Thanh Hóa truyền thống trong năm
Hàng năm, cứ đến rằm tháng 2 (tức ngày 13,14,15 tháng 2 âm lịch), nhân dân 9 làng của xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại neo tàu về bến, tạm gác công việc thường ngày để tham gia lễ hội, bày tỏ lòng thành kính với các vị thần có công bảo vệ dân làng. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương nô nức đổ về đền dâng hương, chiêm bái.
Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức rước kiệu du xuân. Ban tổ chức sẽ mở cung cấm rước linh vị Tứ Vị Thánh Nương lên kiệu 6 người khiêng, theo sau linh vị là các bản hội mang theo cờ, chiêng trống dài hàng km, tạo không khí tưng bừng, náo nhiệt. Đoàn rước sẽ đi qua các làng và dừng lại ở trung tâm văn hoá xã để làm nghi lễ rồi tiếp tục được rước trở về.
Nhân dân trong xã tham gia múa hát tại lễ hội. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> KHÁM PHÁ: Những địa điểm du lịch nông nghiệp Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Trong ngày thứ 3 của lễ hội, sẽ thực hiện nghi lễ hầu đồng. Qua 36 giá đồng, các vị thánh thay nhau hiển hiện. Mỗi một vị thần thánh, qua thanh đồng Vũ Ngọc Chinh đều trở nên gần gũi với đời thường giúp cho người xem hiểu thêm về bản sắc văn hoá của dân tộc, góp phần gìn giữ nghi lễ hầu đồng - một nét đặc sắc trong văn hoá tâm linh của người Việt, đồng thời đưa tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng văn hoá tốt lành ngày càng ăn sâu bám rễ trong đời sống tinh thần của người dân. Phần Lễ kết thúc cũng là lúc nhân dân tưng bừng bước vào phần hội như thi cắm hoa, trang trí mâm lễ, tổ chức các trò chơi dân gian; thi nấu cơm cần, văn nghệ…
Đền Đức Thánh Cả trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng vẫn đứng đó uy nghiêm, sừng sững như một phần hồn cốt không thể tách rời của người dân ven biển. Đồng thời, là biểu tượng văn hoá tốt đẹp của đất và người xã Đa Lộc, là điểm tựa tinh thần, điểm đến tâm linh Thanh Hóa mang lại sự thanh thản cho người dân cũng như du khách thập phương.