Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn (Ảnh: sưu tầm)
Du lịch văn hóa có từ bao giờ? Loại hình du lịch này đã có từ lâu và đang ngày càng trở nên phổ biến, thu hút đông đảo du khách khám phá. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về hình thức du lịch này, tiềm năng và cơ hội của du lịch văn hóa tại Thanh Hóa dưới đây!
1. Du lịch văn hóa là gì?
Hiểu theo cách đơn giản nhất thì du lịch văn hóa là loại hình du lịch thu hút được du khách đi đến khám phá các địa điểm du lịch văn hóa của một quốc gia hay vùng miền. Trải nghiệm hình thức du lịch này, du khách vừa có thể tham quan, vừa được mở rộng kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực văn hóa.
Hình thức du lịch này cũng nằm trong ngành du lịch, sử dụng các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, tín ngưỡng, di tích lịch sử, lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật hay các sản phẩm văn hóa nổi bật để thu hút du khách.
Du lịch văn hóa có từ lâu, được xem như hình thức ban đầu của du lịch (Ảnh: sưu tầm)
>>> Xem thêm Bản đồ du lịch Thanh Hóa mà bất cứ du khách nào cũng cần biết để hành trình khám phá xứ Thanh được trọn vẹn.
Ở Việt Nam, các khu vực du lịch miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có rất nhiều địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng đặc sắc, hấp dẫn du khách từ khắp các vùng miền hay quốc gia khác đến khám phá.
2. Ý nghĩa du lịch văn hoá
Trước bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa cần được chú trọng đặc biệt. Và du lịch văn hóa là hoạt động thu hút các cơ quan chức trách chú ý hơn đến việc bảo tồn văn hóa.
Hình thức du lịch văn hóa có thể giúp thu về một nguồn ngân sách khổng lồ, đồng thời góp phần để cho các loại hình bản sắc dân tộc được lên ngôi.
Các giá trị văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu du lịch cho một quốc gia (Ảnh: sưu tầm)
>>> Tham khảo thêm bản đồ du lịch tâm linh Thanh Hóa quan trọng bất kỳ du khách nào cũng cần nắm rõ để chuyến đi trọn vẹn.
Để bảo tồn sự đa dạng và nguyên bản các giá trị văn hóa là vấn đề không hề đơn giản, khiến các nhà chức trách đau đầu bởi các xu hướng hiện đại hóa, công nghệ 4.0 đang len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống và “hòa tan” các giá trị.
Du lịch văn hóa đang góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa nguyên bản, đặc sắc thông qua các hoạt động tham quan, đề cao, đóng góp chi phí cho các hoạt động bảo tồn.
3. Các hình thức du lịch văn hóa Việt Nam
3.1. Văn hóa vật thể
Các sản phẩm văn hóa vật thể có thể kể đến như tranh ảnh, nghệ thuật, dụng cụ, văn học… là kết quả của hoạt động sinh hoạt, sáng tạo, thiết kế, tạo ra các tác phẩm và giá trị mang tính hiện hữu, vật chất. Đó là tiền đề cho sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa vật thể.
Điển hình văn hóa vật thể như Trống đồng Đông Sơn, mang những giá trị nghệ thuật, tượng trưng cho nền văn hóa có bề dày lịch sử (Ảnh: Sưu tầm)
3.2. Văn hóa phi vật thể
Văn hóa phi vật thể trái ngược với văn hóa vật thể, sẽ bao gồm các giá trị văn hóa về mặt tinh thần. Đó là những thứ vô hình, chúng ta không thể nhìn thấy hay cầm nắm nhưng có thể cảm nhận, cảm thụ, ví dụ như ca dao tục ngữ, các hình thức diễn xướng, các câu chuyện thần thoại, ca hát, làn điệu dân ca…
Trò diễn Xuân Phả được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Sưu tầm)
3.3. Du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch tâm linh phát triển dựa trên cơ sở khai thác các yếu tố văn hóa tâm linh, đáp ứng nhu cầu cho con người. Hiểu một cách đơn giản, du lịch tâm linh gồm các hoạt động du lịch về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có gắn với các giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo hay các giá trị tinh thần đặc biệt.
Du lịch tâm linh thể hiện qua việc con người đến một địa điểm tín ngưỡng để tham quan, cúng bái, cầu nguyện…(Ảnh FB Hà Ly)
>>> Xem thêm: 08 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất Thanh Hóa
4. Tiềm năng và... cơ hội của du lịch văn hóa tại Thanh Hóa
Không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong không gian du lịch của trung tâm du lịch miền Bắc, mà so với một số tỉnh lân cận, Thanh Hóa có một quần thể di tích, giàu giá trị và đa dạng. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.500 di tích lịch sử văn hóa. Trong đó có những di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), hang Con Moong (huyện Thạch Thành), chiến khu Ba Đình (huyện Nga Sơn), di tích khảo cổ Đông Sơn (TP. Thanh Hóa), cụm di tích Sầm Sơn (TP. Sầm Sơn)... đã từng bước được đầu tư bài bản, đưa vào khai thác trong các tour du lịch.
Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ. (Ảnh: Sưu tầm)
Cùng với đó, xứ Thanh cũng là mảnh đất với nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Trong đó nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, đáp ứng một phần đời sống tinh thần của người dân và phát triển du lịch văn hóa. Lễ hội ở Thanh Hóa rất phong phú, đa dạng, hình thành và phát triển theo 3 loại hình nổi trội: lễ hội tín ngưỡng (lễ hội Phố Cát - huyện Thạch Thành, lễ hội Đền Sòng - thị xã Bỉm Sơn...), lễ hội văn hóa lịch sử (lễ hội đền Bà Triệu - huyện Hậu Lộc, lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn - huyện Thọ Xuân...) và các lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết (lễ hội Từ Thức, lễ hội Mai An Tiêm - huyện Nga Sơn...).
Lễ hội Lam Kinh 2023. (Ảnh: Báo Thanh Hóa)
Ngoài ra, xứ Thanh còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống như hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn, trò diễn Xuân Phả, múa sạp, múa xòe... phục vụ phát triển du lịch.
Cầu Hàm Rồng là một di tích lịch sử quan trọng tại Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Xem thêm: Những di tích lịch sử Thanh Hóa thu hút hàng triệu du khách mỗi năm
Các địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng níu chân đông đảo du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng mỗi ngày. Hãy đọc thật kỹ nội dung bài viết bởi sẽ có rất nhiều điều thú vị về du lịch văn hóa Việt Nam khiến bạn hứng thú, chỉ muốn xách balo lên và đến tìm hiểu ngay! Chúc bạn sẽ có được những trải nghiệm du lịch lý thú.