36.com.vn

Tổng hợp các ngày lễ trong năm theo Âm lịch

Nhắc đến các ngày lễ trong năm theo Âm lịch, chắc chắn phải kể đến tết ông Công ông táo, Tết Nguyên đán, lễ vu lan… Những ngày lễ quan trọng này đều được có nhiều ý nghĩa thú vị và được cả nước hưởng ứng nhiệt liệt.

thieu nu 1

Tết Nguyên đán là một trong số các ngày lễ trong năm theo Âm lịch (Ảnh: Sưu tầm)

Các ngày lễ trong năm theo Âm lịch là thời gian để sum vầy, quây quần bên gia đình hay gửi gắm cho nhau những lời chúc phúc, cầu mong bình an may mắn. Nếu bạn chưa biết đâu là những ngày lễ quan trọng, hãy tham khảo bài viết sau nhé!

Ngày tiễn Táo Quân về trời

Tết ông Công ông Táo là một trong số các ngày lễ trong năm quan trọng được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp. Tùy vào phong tục mỗi địa phương, gia đình, có người sẽ phóng sinh cá, cúng cá chép sống, cúng vàng mã hình cá và đốt để ông Táo cưỡi lên trời. Nguồn gốc của Tết ông Công ông Táo bắt nguồn từ câu chuyện 2 ông 1 bà trọng tình nghĩa.

Thị Nhi và Trọng Cao lấy nhau nhưng không có con nên thường xuyên cãi vã. Thị Nhi đã bỏ nhà ra đi gặp Phạm Lang nên duyên vợ chồng. Trọng Cao sau đó đi tìm vợ và phải lang thang xin ăn khắp nơi. Nhà Phạm Lang bấy giờ cúng đốt mã ngoài sân, Trọng Cao đã đến xin ăn. Thị Nhi chỉ biết ôm chồng cũ than khóc và đem cơm rượu cho ăn. Ngay lúc đó Phạm Lang đi làm về nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao trốn vào đống rơm.

Phạm Lang về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không thấy nên đã đốt đống rơm và vô tình giết chết Trọng Cao. Thấy chồng cũ chết oan uống, Thị Nhi xót thương, nhảy vào cùng chết. Người chồng mới Phạm Lang thấy vậy, vì quá thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo. Vì cả 3 đều có nghĩa nên ông trời phong 3 làm Táo Quân, mỗi người giữ mỗi việc khác nhau.

>>> Tham khảo: Du lịch Thanh Hóa mùa đông - Top 10 điểm đến thú vị cho chuyến đi trọn vẹn 

ong cong ong tao

 Tết ông Công ông Táo một trong số các ngày lễ trong năm quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, đối với sự kiện ông Táo cưỡi cá chép xuất phát từ truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hóa rồng – thể hiện cho sự sung túc, thịnh vượng. Vì vậy, đây cũng có thể là vật cưỡi của ông Táo khi về trời. Việc sửa soạn một mâm cúng chỉn chu được nhiều người tin rằng ông Táo sẽ báo những điều tốt đẹp sau một năm, ghi chép hoạt động gia đình.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa và bước vào chu kỳ mới. Tết Nguyên đán thường muộn hơn tết Dương lịch do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch.

Vì vậy, Tết sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 – 8 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Cũng theo Bộ luật Lao động, tết Âm lịch sẽ được nghỉ khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào công việc của mỗi người, mỗi ban ngành khác nhau hay quy chế của công ty...

tet nguyen dan

Tết Nguyên đán là dịp để con cháu, các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau đón Tết sum vầy, vui vẻ. (Ảnh: Sưu tầm)

>>> [GỢI Ý] Top 10 địa điểm du lịch tâm linh Thanh Hóa đầu xuân nổi tiếng

Theo GS.TS, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết trong cuốn tạp chí Indochine thì theo lịch Âm dựa trên vận động của mặt trăng. Mỗi tháng sẽ bắt đầu vào một ngày trăng mới và năm mới sẽ được bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện, khi mặt trời rời khỏi chí tuyến Nam. Tết thường sẽ mở ra mùa xuân và rơi vào 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai. Cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về nguồn gốc của Tết Nguyên đán tuy nhiên sự bắt đầu của ngày lễ này tại Việt Nam từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào có thể xác định chính xác.

Tết Nguyên đán mang đến rất nhiều ý nghĩa về một sự khởi đầu mới, một tháng mới, năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau đón Tết sum vầy, vui vẻ. Đặc biệt hơn, với dịp Tết, ai ai cũng trao cho nhau những câu chúc với mong muốn mang đến những điều may mắn trong một năm tiếp theo.

Giỗ tổ Hùng Vương

Nói tới các ngày lễ trong năm thì không thể bỏ qua ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Ngày này sẽ diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Theo Bộ luật Lao động, Giỗ tổ Hùng Vương người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày (10/3 Âm lịch). Ngày Giỗ tổ bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cả hai được xem là Thủy tổ của người Việt, cha mẹ Vua Hùng.

hung vuong

Hoạt động trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Thăm đảo, tắm biển và nghỉ dưỡng cực 'chill' khi du lịch Nghi Sơn Thanh Hóa

Do đó, đây là ngày lễ mà nhân dân cả nước thể hiện lòng thành kính, tri ân tới các Vua Hùng đã có dựng nước và giữ nước cũng như những bậc tiền nhân đã vì nhân dân giữ gìn non sông xã tắc. Ngoài ra, Giỗ tổ Hùng Vương còn là ngày để mọi người quảng bá thế giới về Di sản văn hóa thế giới. Đây là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 8/4 đến 15/4 Âm lịch. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời vào năm 623 trước Công nguyên. Đức Thích Ca Mâu Ni đã đem đạo từ bi đến Việt Nam và được đón nhận hạnh giác ngộ từ đầu Công nguyên. Tính đến thời điểm hiện tại, đạo từ bi đã được đón nhận ngót 2.000 năm.

phat dan

Lễ Phật Đản nằm trong danh sách các ngày lễ trong năm (Ảnh: Sưu tầm)

Truyền thống Việt Nam kỷ niệm Đức Phật vào ngày mùng 8/4. Tuy nhiên, để kết hợp truyền thống và Phật giáo toàn cầu thì Lễ Phật Đản không còn 1 ngày nữa mà được tính từ 8/4 đến 15/4 Âm lịch. Đại Lễ Phật Đản được biết đến như một lễ hội lớn của những người theo đạo và mến mộ đạo Phật. Tại lễ hội này, mọi người con của Phật sẽ tạo ra nhiều sự kiện để dâng cúng Đức Phật, vui mừng là con của Đức Phật.

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan được diễn ra vào ngày rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm. Lễ hội này bắt nguồn từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Đức Phật đã dạy rất nhiều cách thức báo hiếu cha mẹ ở đời này và đời khác. Người tiếp nhận đầu tiên là Tôn giả Mục Kiền Liên. Để cứu mẹ trong loài ngạ quỷ, Tôn giả Mục Kiền Liên đã làm theo lời Đức Phật cung thỉnh chư Tăng, sắm sửa lễ cúng mẹ ngày 15/7 Âm lịch.

vu lan

Lễ Vu Lan là dịp để báo hiếu với cha mẹ (Ảnh: Sưu tầm)

>>> [MỚI NHẤT] Bản đồ du lịch tâm linh Thanh Hóa chi tiết nhất

Lễ Vu Lan là ngày mà các phật tử cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh cầu bình an. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày để các con, các cháu cầu mong cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng... Ngày này, lễ Vu Lan khuyến khích con người tri ân, đền ơn cha mẹ, thầy cô giáo, bậc tiền bối hay anh hùng liệt sĩ…

Tết Trung thu

Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Ngoài Việt Nam thì các quốc gia Đông Á hay Đông Nam Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore... cũng tổ chức ngày Tết này. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tết Trung thu bắt nguồn từ lễ hội trăng tròn mùa thu từ thời cổ đại.

trung thu

Truyền thống rước đèn Trung thu (Ảnh: Sưu tầm)

Vào thời đó, người ta đã khắc họa lễ hội lên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Tết là dịp để mọi người cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng, ngồi lại sum họp, ăn uống, vui chơi và quây quần bên mâm cỗ đoàn viên. Bên cạnh đó, ngày Tết này, trẻ con sẽ được người lớn mua quà tặng hoặc làm cho nhiều món đồ chơi như kỳ lân, tôm cá, bọ ngựa, đèn lồng…

antd2155 584

Các ngày lễ quan trọng tại Việt Nam theo Âm lịch. (Ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Du lịch Tết ở Thanh Hóa - Các địa điểm được gợi ý hàng đầu

Mỗi một ngày lễ đều mang đến những thông tin thú vị, ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về các ngày lễ quan trọng tại Việt Nam theo Âm lịch. Chúc các bạn có một ngày lễ vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình, bạn bè hay người mình yêu nhé!

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

TOUR DU LỊCH

Các gói tour du lịch hấp dẫn tại Thanh Hóa!

36.com.vn

Địa chỉ: 36.com.vn - TP. Thanh Hóa.

Hotline: 02373.55555

Email: [email protected]

MẠNG XÃ HỘI

Facebook page

Youtube

Zalo chat

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

Thứ 2 - Thứ 8: 8h00 - 17h30

Website: 36.com.vn

Đường dây nóng: 02373.55555

Copyright @36.com.vn. All right reserved.