Tết Trung Thu - ngày lễ đặc biệt tại nhiều quốc gia Đông Nam Á (Ảnh: sưu tầm)
>>> [BỎ TÚI]: Bản đồ du lịch Thanh Hóa MỚI NHẤT
Tết Trung Thu hay còn được gọi là ngày Rằm tháng Tám, đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Á. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc Tết Trung Thu và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này nhé!
1. Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Trung Quốc được coi là nguồn gốc Tết Trung Thu (Ảnh: Sưu tầm)
>>> [Gợi ý]: Địa điểm vui chơi tại Thanh Hóa dịp Quốc khánh 2/9
Nguồn gốc của Trung Thu là từ đâu? Tết Trung Thu có nguồn gốc từ quốc gia nào? hay Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nước nào? Trung Thu là một ngày lễ rất quen thuộc tại Việt Nam, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời những câu hỏi này.
Có lẽ không phải ai cũng biết nguồn gốc của Tết Trung Thu là từ Trung Quốc. Trong triều đình Trung Hoa thời xưa, Trung Thu là dịp tổ chức lễ tế thần Thái Âm Tinh Quân, một thần linh quan trọng trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Tuy nhiên, Tết Trung thu chỉ bắt đầu trở nên phổ biến và trở thành lễ hội trên cả nước từ thời nhà Đường. Trong văn hóa Trung Quốc, Tết Trung thu được coi là một lễ hội quan trọng và được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm.
Tết Trung Thu đã xuất hiện ở Trung Quốc này từ hàng ngàn năm nay và sau đó lan rộng sang các quốc gia trong khu vực Đông Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
2. Tết Trung thu xuất hiện ở Việt Nam khi nào?
Khi đến Tết Trung Thu, mỗi đứa trẻ lại được bố mẹ sắm cho một chiếc đèn ông sao xinh xắn (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Tìm hiểu: Những việc nên làm và không nên làm trong lễ Vu Lan
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu ở Việt Nam luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung Thu hay rằm Trung Thu ở Việt Nam đã tồn tại từ thời xa xưa và được ghi chép trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Văn bia chùa Đọi năm 1121 cũng chứng minh rằng từ thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức tại kinh thành Thăng Long với các cuộc đua thuyền, múa rối nước và cuộc rước đèn. Trong thời kỳ Lê - Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức tại phủ Chúa với sự hoành tráng, như đã được miêu tả trong "Tang thương ngẫu lục". Theo dân gian lưu truyền, nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng xuất phát từ Trung Quốc.
Trong ngày này, người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa, ca hát và múa lân rất sôi động. Người lớn thi làm cỗ, làm bánh, múa lân, trẻ con thì rước đèn. Nhiều gia đình cũng bày cỗ riêng cho trẻ em. Trong mâm cỗ truyền thống thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở vị trí đẹp nhất, bao quanh bởi các loại bánh và trái cây. Hiện nay, các khu vực dân phố và trung tâm thương mại lớn đều tổ chức trang trí và các hoạt động đặc biệt cho trẻ em. Những nơi này thu hút rất nhiều phụ huynh đưa con em đến tham gia vui chơi và chụp ảnh.
3. Ý nghĩa và phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam
Tết Trung Thu là Tết đoàn viên, là được sum vầy hạnh phúc bên gia đình (Ảnh: sưu tầm)
>>> Lưu ngay: Thông tin các tuyến xe buýt Thanh Hóa hữu ích
Trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn viên và Trung Thu được biết đến là Tết của gia đình sum họp, đây còn là dịp để cùng nhau tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên. Tết Trung Thu là ngày lễ đặc biệt dành riêng cho trẻ em, đây là cơ hội để các em được vui chơi, rước đèn, phá cỗ.
Tết Trung Thu gắn liền với nhiều phong tục và truyền thống độc đáo của mỗi quốc gia. Nguồn gốc Tết Trung Thu là từ Trung Quốc nên khi du nhập vào nước ta vẫn giữ được những phong tục nổi bật như:
- Múa Lân: Con Lân được coi là biểu tượng của điềm lành. Múa lân thường diễn ra vào hai đêm 14 và 15. Màn múa lân thường bao gồm một người đội đầu lân, một người cầm đuôi và nhảy theo nhịp điệu tiếng trống. Ngoài ra, còn có thanh la, não bạt, đèn màu sắc, cờ ngũ sắc và người cầm côn đi hộ vệ đầu lân.
- Hát trống quân: Nam nữ hát đối đáp với nhau, đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, tạo ra âm thanh "thình thùng thình" vui tai.
- Ngắm trăng để tiên đoán về mùa màng và vận mệnh quốc gia: Nếu trăng màu vàng, dự báo năm đó sẽ có một mùa màng bội thu, còn nếu trăng màu xanh hoặc lục, dự đoán năm đó có thể gặp phải thiên tai. Trong khi đó, trăng màu cam trong sáng được xem là dấu hiệu của thịnh vượng và thành công cho đất nước.
- Rước đèn, phá cỗ: Tết Trung Thu là một dịp Tết dành riêng cho trẻ em. Ngay từ đầu tháng, người lớn bắt đầu trang trí Trung Thu bằng những chiếc đèn lồng đa dạng về màu sắc và hình thù. Người ta còn làm những mâm cỗ độc đáo với hoa quả, bánh Trung Thu, bánh kẹo… Vào đêm Trung Thu, trẻ con tụ tập cùng nhau rước đèn. Mỗi đứa cầm trên tay một chiếc đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... khiến đường phố trở nên thật rực rỡ. Chúng còn ca hát vui vẻ chơi đùa cùng nhau và lon ton chạy theo đội múa lân đến từng nhà xin bánh kẹo.
>>> Ghi điểm với những đặc sản Thanh Hóa làm quà biếu Trung thu ý nghĩa và ấn tượng nhất
Từ người lớn đến trẻ con đều háo hức tụ tập xem múa lân đêm rằm Trung Thu (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu bạn chưa biết thì Trung thu 2023 rơi vào thứ 6, thật trùng hợp là gần cuối tuần. Còn gì tuyệt vời hơn khi lên kế hoạch cho cả gia đình một chuyến du lịch đến TP. Thanh Hóa, Pù Luông, Làng Du lịch Yên Trung,... Đây chắc chắn là một món quà ý nghĩa cho mọi thành viên trong gia đình.
Trung thu tại TP. Thanh Hóa. (Ảnh: Sưu tầm)
Tết Trung Thu không chỉ là một dịp để vui chơi và ăn mừng, mà còn là cơ hội để gắn kết gia đình, tôn vinh văn hóa truyền thống và thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Vậy nên vào ngày này, hãy ở bên gia đình và tận hưởng những phút giây sum họp cùng những người thân yêu nhé.