Theo dân gian, ngày Tết ông Công ông Táo gắn liền với sự tích ông Táo. Đây là ngày các gia đình làm lễ tiễn Táo quân về trời để chầu Ngọc Hoàng, báo cáo các sự việc trong năm. Vì vậy, người dân thường chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ này để cầu nguyện về những điều tốt đẹp cho gia đình.
1. Tết ông Công ông Táo là ngày nào?
Tết ông Công ông Táo là gì? Đây là nghi lễ truyền thống cuối năm của người Việt (Ảnh: Sưu tầm)
Tết ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến Tết ông Công ông Táo? Đây là những câu hỏi rất thường gặp vào thời điểm cuối năm. Theo truyền thống của người Việt, Tết ông Công ông Táo hay còn được gọi với cái tên khác là Tết Táo quân, thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, tức là vào ngày 23/12 Âm lịch. Nghi thức cúng ông Công ông Táo cực kỳ quan trọng trước dịp Tết Nguyên đán.
Tết ông Công ông Táo cúng gì? Vào ngày này, người dân sẽ thường sắm sửa lễ cúng thịnh soạn để dâng hương tiễn Táo quân về trời. Đây cũng là tín ngưỡng nhằm bày tỏ mong muốn của người dân về những điều tốt lành. Bằng sự thành kính của mình, Táo quân sẽ thưa với Ngọc Hoàng những điều tốt lành trong năm cũ, những điều không may mắn sẽ được báo cáo nhẹ hơn.
2. Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu Dương lịch?
Tết Táo quân năm nay rơi vào ngày thứ Sáu.
>>> Khám phá: Các lễ hội Thanh Hóa truyền thống trong năm
Tết ông Công ông Táo là ngày bao nhiêu? Tết ông Công ông Táo vào thứ mấy? Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì Vinpearl sẽ giúp bạn giải đáp. Theo lịch vạn niên năm 2024 thì ngày Tết Táo quân sẽ rơi vào ngày thứ Sáu, cụ thể là ngày 2/2/2024 Dương lịch.
Vậy Tết ông Công ông Táo có được nghỉ không? Tại Việt Nam không có quy định ngày nghỉ đối với dịp này, vì vậy, nếu Tết Táo quân rơi vào thứ Sáu, nhiều người vẫn phải đi làm. Tuy nhiên, bạn nên chủ động sắp xếp, chuẩn bị các lễ vật, mâm cỗ để cúng Táo quân trước 23 giờ ngày 23 tháng Chạp.
3. Sự tích ngày Tết ông Công ông Táo
Phong tục cúng Tết ông Công ông Táo xuất phát từ sự tích của người Việt xưa (Ảnh: Sưu tầm)
Theo sự tích được kể lại bởi người Việt xưa, trước đây Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Vì không có con nên Trọng Cao thường xuyên kiếm chuyện, xích mích với vợ. Trong một lần bị đánh, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và kết duyên với một người đàn ông khác tên là Phạm Lang.
Những ngày đi tìm vợ, Trọng Cao hết gạo hết tiền phải ăn xin dọc đường, sau đó tìm xin đúng nhà của Nhi. Vì không muốn Phạm Lang phát hiện, Nhi đã giấu chồng cũ ở đống rạ sau vườn. Đêm ấy, vì không biết, Phạm Lang đã đốt rạ để lấy tro bón ruộng. Nhi nhìn thấy đã nhảy vào để cưu Cao ra, Phạm Lang thấy thế liền nhảy theo, kết cục là cả 3 đều chết cháy trong đám lửa.
Vì 3 người sống có tình nghĩa nên Thượng đế đã giao cho người chồng mới làm Thổ Công, người chồng cũ làm Thổ Địa, người vợ làm Thổ Kỳ. Ngày 23 tháng Chạp hằng năm sẽ là ngày 3 người này lên trời báo cáo những việc tốt và chưa tốt trong năm, điều này giúp Ngọc Hoàng có thể định đoạt công tội phân minh cho loài người. Vì vậy, trong quan niệm dân gian của người Việt, 3 vị Thần Táo này sẽ định đoạt được phước đức, cát hung trong gia đình. Đó cũng là sự tích ngày Tết ông Công ông Táo được lưu truyền cho đến ngày nay.
4. Ý nghĩa Tết ông Công ông Táo
Tết Táo quân chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa truyền thống của người Việt (Ảnh: Sưu tầm)
Ý nghĩa Tết Táo quân gắn liền với câu chuyện sự tích của ngày Tết này. Táo quân cưỡi cá chép về trời, trình báo những chuyện lớn nhỏ trong năm cũ của gia đình với Ngọc Hoàng. Sau đó, trong đêm giao thừa, Táo quân sẽ tiếp tục trở lại hạ giới để thực hiện công việc trông coi bếp lửa cho các gia đình.
Theo quan niệm của người xưa, những gì Táo quân trình báo sẽ tác động rất lớn đến những quyết định của Ngọc Hoàng. Vì vậy, nghi lễ cúng Táo quân chu đáo có ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần, mong họ có thể “nói tốt” cho gia đình. Đây cũng là ngày mà nhiều người trở về bên gia đình để sum họp, đoàn viên sau một năm làm việc vất vả.
5. Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép ngày Tết Táo quân
Cá chép là hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết Táo quân (Ảnh: Sưu tầm)
Một trong những hình ảnh Tết ông Công ông Táo quen thuộc nhất với mỗi người đó chính là cá chép. Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện đưa Táo quân về trời. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ, người dân sẽ thả cá chép xuống sông, ao; ngụ ý rằng “cá hóa long”, cá sẽ hóa thành rồng, là phương tiện đưa các Táo chầu trời.
Bên cạnh đó, theo phong tục của người Việt, hình ảnh “cá chép hóa rồng” còn là biểu tượng của sự thăng hoa, kiên trì, vượt khó, bền bỉ… hướng tới thành công, đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
>>> Bỏ túi: Bản đồ du lịch Thanh Hóa chi tiết nhất
6. Tết ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị cho ngày Tết Táo quân sao cho chu toàn và đầy đủ nhất luôn là băn khoăn của rất nhiều gia đình. Dưới đây là những thứ bạn cần thành tâm sửa soạn để có thể dâng hương lên các vị thần một cách chỉn chu nhất:
6.1. Mâm cúng Táo quân
Mâm cúng Táo quân được bày biện tùy theo điều kiện của từng gia đình (Ảnh: Sưu tầm)
Mâm cúng Táo quân ngày nay không chỉ được các gia đình chuẩn bị đầy đủ mà còn được bày trí rất đẹp mắt. Cụ thể, chuẩn bị mâm cúng Táo quân sẽ cần có những lễ vật sau đây:
- Mũ ông Công ông Táo: 3 chiếc. Bạn cần lưu ý rằng mũ dành cho Táo ông sẽ có hai cánh chuồn, với Táo bà sẽ không có cánh chuồn. Các mũ này thường có gương nhỏ kèm theo những dây kim tuyến rực rỡ.
- Một ít vàng mã tượng trưng và hia ông Táo
- Mâm cỗ: bao gồm 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 bát canh, 1 đĩa giò,1 đĩa xôi, 5 lạng thịt vai luộc, 1 đĩa xào thập cẩm.
- Mâm lễ vật khác bao gồm: 1 đĩa hoa quả, 1 quả bưởi, cau trầu, 1 lọ đào nhỏ, 1 ấm trà sen, 1 lọ hoa cúc, 3 chén rượu.
- Cá chép
Trên thực tế, việc bày biện mâm cúng ngày Tết Táo quân sẽ tùy vào điều kiện của từng gia đình, không cần quá cầu kỷ, chỉ cần thể hiện sự chỉn chu, thành tâm của gia chủ.
6.2. Văn khấn Tết ông Công ông Táo
Sau khi bày lễ lên bàn thờ gia tiên, gia chủ có thể thực hiện dâng hương và đọc văn khấn Tết Táo quân. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây:
Bài cúng Tết ông Công ông Táo theo phong tục của người Việt (Ảnh: Sưu tầm)
7. Những lưu ý quan trọng khi cúng ông Công ông Táo
Ngày Tết Táo quân không còn xa lạ với mỗi người Việt, tuy nhiên, trong dịp này, bạn cũng cần lưu ý một vài thông tin dưới đây để có sự chuẩn bị nghi lễ một cách chu đáo nhất:
- Cúng thần Thổ Công – vị thần cai quản đất đai trong nhà thường cúng trên bàn thờ gia tiên. Cúng ông Táo – thần trông coi việc bếp núc thường sẽ cúng ở bếp. Vì vậy, nếu gia đình bạn có bàn thờ Táo quân tại bếp thì nên đặt mâm cúng ở đây và cũng cần có thêm 1 mâm lễ ở trên bàn thờ chính.
- Việc cúng lễ cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ trong nhà. Bếp cần được lâu dọn sạch khi đặt mâm lễ. Nếu bạn không có bàn thờ Táo quân tại bếp thì cũng có thể đặt mâm lễ tại bàn thờ chính để bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh.
- Một số vật phẩm cần kiêng, không sử dụng làm vật cúng trong ngày Tết Táo quân đó là: các món từ vịt, trâu, dê, chó, chim, ngỗng…
Vàng mã, các lễ vật cúng ông Táo sẽ được hóa khi nửa tuần hương cháy hết. Bạn cần hóa xong khi hương đã cháy hết, sau đó mang cá chép ra sông, hồ để thả.
- Thả cá chép nên thả nhẹ nhàng, chọn địa điểm phù hợp, không ném cá từ trên cao.
- Khi cúng ông Công ông Táo cần ăn mặc kín đào, giữ thân thanh sạch; lúc cúng cần giữ tâm thái vui vẻ, năng lượng tích cực.
Chuẩn bị chu đáo cho ngày Tết Táo quân – cầu mong về những điều tốt lành cho gia đình (Ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh những nghi thức truyền thống, Tết cũng là dịp để các gia đình có thời gian nghỉ ngơi, sum vầy sau một năm làm việc mệt mỏi. Vì vậy, một chuyến du lịch cho cả nhà dịp Tết Nguyên đán sẽ là lựa chọn vô cùng phù hợp.
Tại các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Thanh Hóa như: Pù Luông, Bến En, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh… du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm hàng nhiều hoạt động hấp dẫn, chiêm ngưỡng những danh thắng tuyệt đẹp. Những trải nghiệm du lịch an toàn, mới mẻ tại Thanh Hóa sẽ đem đến cho du khách một kỳ nghỉ tuyệt vời bên gia đình và người thân trong dịp Tết Nguyên đán.
>>> Tham khảo: Cẩm nang du lịch Thanh Hóa
Pù Luông - Thanh Hóa "bản giao hưởng" của đất trời.
Tết ông Công ông Táo là một nghi thức truyền thống của người Việt, chứa đựng những nét đẹp văn hóa và ý nghĩa đặc sắc. Đây cũng là dịp để các gia đình bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các vị thần đã cai quản đất đai, bếp núc trong gia đình trong năm cũ và chuẩn bị cho các phong tục Tết cổ truyền vào thời điểm cuối năm. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết Táo quân cũng như có được sự chuẩn bị chu đáo cho gia đình của mình!