Người dân và du khách hành hương về đền Cửa Đạt. Ảnh: Sưu tầm
>>> Xem thêm: Những địa điểm du lịch Thường Xuân không nên bỏ lỡ
Hằng năm, vào đầu tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, hàng vạn người dân và du khách lại hành hương về khu di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt để dâng hương cầu lộc, cầu tài.
Thông tin về Hồ Cửa Đạt
Hồ Cửa Đạt nổi tiếng với những cánh rừng quế bạt ngàn mang mùi hương thơm dịu nhẹ. Đây là công trình thủy lợi mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thay đổi và phát triển kinh tế. Xung quanh hồ là những ngôi nhà sàn của các dân tộc anh em Mường, Thái sống cạnh nhau.
Hồ Cửa Đạt ở đâu?
Hồ Cửa Đạt thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa. Hồ nằm trọn trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, hồ Cửa Đạt nằm về hướng Tây cách trung tâm TP. Thanh Hóa khoảng 60km. Hồ được biết đến là công trình dân sinh thủy lợi kết hợp thủy điện góp phần chống lũ và duy trì ổn định nguồn nước nông nghiệp cho vùng nam/bắc sông Chu. Mục đích chính xây dựng hồ là vậy, tuy nhiên khi xây xong khung cảnh nơi đây mang nét đẹp tự nhiên yên bình nên được nhiều du khách biết đến.
Hồ Cửa Đạt.
Quá trình xây dựng Hồ Cửa Đạt
Thủ tướng chính phủ đã kí phê duyệt đầu tư và xây dựng Hồ Cửa Đạt vào tháng 1 năm 2003. Sau một khoảng 1 năm đến tháng 2 năm 2004 hồ được khởi công xây dựng. Sau 5 năm xây dựng, năm 2009, quá trình xây dựng hồ hoàn thành.
Hồ Cửa Đạt có trữ lượng nước lên tới 1.45 tỷ m3 với diện tích bề mặt khoảng 31km2 mang đến nhiều thay đổi cho cuộc sống người dân xung quanh theo hướng tích cực. Bên cạnh việc góp phần phòng chống lũ lụt, hồ còn duy trì và cung cấp nguồn nước ổn định phục vụ nông nghiệp cho cả một vùng rộng lớn ở xứ Thanh. Cung cấp nước sinh hoạt công nghiệp cho người dân các khu vực lân cận. Không chỉ vậy đây cũng là khu vực cấp điện quan trọng của tỉnh Thanh Hóa.
>>> Xem thêm: Bản Mạ - Điểm du lịch cộng đồng ở Thanh Hóa 'hút' khách du lịch
Hồ Cửa Đạt nhìn từ trên cao.
Hồ Cửa Đạt có gì?
Hồ Cửa Đạt không chỉ có hồ nước rộng lớn mà còn có nhiều điểm hấp dẫn thú vị như: thác nước tự nhiên xinh đẹp, hang động nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Bên cạnh đó, vùng đất nơi đây có nhiều ngôi đền chùa linh thiêng, du khách còn có thể ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, câu cá hay chèo thuyền trên mặt hồ.
- Vẻ đẹp của Hồ Cửa Đạt
Hồ Cửa Đạt nằm trọn giữa bao la núi rừng với diện tích rộng lớn. Nơi đây được ví như con mắt của rừng xanh. Mặt nước hồ trong xanh soi bóng những ngọn núi và bầu trời phía trên. Khi bầu trời thay đổi cảnh sắc mặt hồ lại mang sắc thái riêng. Giữa không gian mênh mông, bạn sẽ có cảm giác tự do và bình yên thưởng thức bầu không khí trong lành tránh xa khói bụi ồn ào.
Hồ Cửa Đạt được ví như con mắt của rừng xanh.
>>> Khám phá: Đỉnh Bù Xèo Thường Xuân - Phiêu diêu trên miền thảo nguyên xanh mướt
- Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Với diện tích rộng hơn 21 nghìn ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên trải dài trên 5 xã của huyện Thường Xuân. Có thể nói khu bảo tồn được ví như lá phổi của tỉnh Thanh Hóa với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có hệ động thực vật đa dạng phong phú. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chưa có nhiều hoạt động phát triển du lịch nên nơi đây vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ, khung cảnh tự nhiên cùng không khí trong lành.
Trong khu bảo tồn có nhiều ngọn núi cao trên 1000m như: Pù Ta Leo, Pù Rinh, Pù Gió,... hùng vĩ góp phần tạo nên sự đa dạng thảm động thực vật từ thấp lên cao. Không chỉ có vậy, nơi đây còn có nhiều thác nước cao hơn 200m như: Thác Hón Yên, thác Tiên, thác Tạt Mú,... Cùng nhiều quần thể hang động thu hút du khách khám phá trải nghiệm như hang Tinh, hang Vua, hang Mường,...
>>> Bỏ túi 05 bí quyết du xuân cho chuyến đi hoàn hảo
Người dân về khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đạt.
- Đền thờ Anh hùng Cầm Bá Thước
Đền Cửa Đạt (xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), đây là ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Đền cách trung tâm TP. Thanh Hóa khoảng 60km về hướng Tây.
Cầm Bá Thước là một tướng lĩnh lãnh đạo phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa vào cuối thế kỷ 19. Sau nhiều lần giặc Pháp mua chuộc không thành, năm 1895, ông đã bị địch xử tử ngay trên mảnh đất Châu Thường khi tròn 37 tuổi.
Theo dân gian kể lại, Bà Chúa Thượng Ngàn được sinh ra vào thời nhà Trần, luôn làm việc cứu khổ cứu nạn dân chúng nên được phong thánh cai quản vùng đất này.
Để tưởng nhớ đến những công ơn của danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn, người dân địa phương đã lập hai ngôi đền để nhân dân trong vùng và xung quanh đến dâng hương mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Hàng vạn du khách dâng hương cầu may mắn, bình an tại đền Cửa Đạt. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Tham khảo: Top 10 địa điểm du lịch tâm linh Thanh Hóa đầu xuân nổi tiếng
- Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn
Đến du lịch Hồ Cửa Đạt, du khách nhất định không nên bỏ qua đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong ba vị mẫu được thờ cúng tại điện mẫu của người Việt. Vì vậy, tại nước ta nhiều nơi có đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Điều này thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp được nhiều thế hệ gìn giữ từ xưa đến nay. Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn ở Hồ Cửa Đạt được xây dựng cạnh đền thờ Anh hùng Cầm Bá Thước. Có thể nói đây là hai ngôi đền linh thiêng nhất tại Thanh Hóa, mỗi năm 2 ngôi đền đều có tổ chức lễ hội thu hút nhiều du khách đến cúng bái.
Ở hồ Cửa Đạt còn có Đền Thượng - nằm trên một quả đồi cao cạnh hồ chứa nước thờ những người thợ hi sinh trong những năm xây dựng công trình kì vĩ này. Không chỉ nổi tiếng với những ngôi đền thiêng, quần thể di tích Cửa Đạt còn có cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình.
Lễ hội Cửa Đạt
Đến với lễ hội Cửa Đạt, du khách sẽ hiểu thêm về tế lễ trong tín ngưỡng thờ thánh của người Thái huyện Thường Xuân, được cùng tham gia các sinh hoạt văn hóa khác như lễ rước quan Cầm Bá Thước, các trò chơi, trò diễn dân gian như: Múa sạp, tung còn, hát giao duyên, chơi đu, đánh khẳng,…
Những món ăn, sản vật của núi rừng được bày bán quanh khu di tích. (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Xem thêm: Du lịch Tết ở Thanh Hóa - Các địa điểm được gợi ý hàng đầu
Khu Di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt vừa chứa đựng những giá trị lịch sử, vừa gắn liền với tín ngưỡng văn hóa dân gian bản địa và văn hóa tâm linh của người Việt. Đến lễ hội, du khách có thể mang về các sản vật của núi rừng, người dân nơi đây gọi đó là “lộc”, đơn sơ, mộc mạc, như: Cành quế, bó chè, nắm rau má, ống cơm lam... Cửa Đạt nổi tiếng thu hút hàng chục vạn lượt du khách tham quan dâng hương hằng năm.
Đến Hồ Cửa Đạt ăn gì?
Nếu có cơ hội ghé thăm Hồ Cửa Đạt du khách sẽ được thưởng thức nền ẩm thực đặc sản của các đồng bào dân tộc Mường, Thái ở nơi đây. Với diện tích mặt nước cùng nhiều suối thác thì cá chính là món ăn được người dân chế biến nhiều nhất. Có thể kể đến những món ăn từ cá đặc sản như: cá Mướn, cá Thiết Linh, cá Sứt Môi. Trên núi sẽ có món ăn được chế biến từ lợn cỏ, gà đồi cùng những món ăn đặc sản miền sơn cước như canh uôi, cá suối nướng, cơm lam và chẻo chấm hấp dẫn.
Rất nhiều du khách tề tựu về đền Cửa Đạt trong những ngày đầu xuân năm mới.
>>> Bỏ túi: Bản đồ du lịch tâm linh Thanh Hóa cho tiết nhất
Người Việt tin rằng, hành trình về những miền đất linh thiêng đầu năm để tiếp nhận linh khí trời đất, cầu mong sự bình an, sung túc, may mắn. Di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người mỗi độ Tết đến, Xuân về.