Những bảo vật quốc gia tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du
1. Kiếm ngắn núi Nưa
Kiếm ngắn núi Nưa được đúc bằng đồng, có chiều dài 46,5 cm, rộng 5 cm, với cán dài tới 18 cm, nặng 620 gram. Kiếm có hai phần lưỡi và cán, cán kiếm có hình người phụ nữ, nhìn thẳng, hai tay chống nạnh đầy uy quyền, đầu vấn khăn hình chóp, có tạo khía như búp hoa sen. Ảnh: Quách Du
Kiếm ngắn núi Nưa được tìm thấy ở chân núi Nưa (tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nơi bà Triệu Thị Trinh dựng cờ khởi nghĩa. Cây kiếm có niên đại khoảng hơn 2.000 năm tuổi. Ảnh: Quách Du
>>> Xem thêm: Đền Bà Triệu Thanh Hóa - Đền thờ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh
2. Trống đồng Cẩm Giang
Trống đồng Cẩm Giang còn có tên gọi khác là “Trống Vịt“, trống có đường kính mặt 73 cm, đường kính chân 73 cm, cao 41 cm, nặng 60 kg. Ảnh: Quách Du
Ngoài các hoa văn tinh xảo, trên rìa mặt trống còn có 4 khối tượng vịt (trong đó đã mất 2 tượng), các tượng có hướng vận hành ngược chiều kim đồng hồ. Ảnh: Quách Du
Được biết, trống có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm, nằm trong giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Ảnh: Quách Du
>>> Xem thêm: Những địa điểm du lịch Cẩm Thủy hấp dẫn
3. Vạc đồng Cẩm Thủy
Vạc được đúc bằng đồng, có đường kính mặt 134,4 cm; đường kính đáy 115 cm; chiều cao 79,8 cm. Ảnh: Quách Du
Vạc đồng có gắn 6 quai to hình chữ U, trang trí vặn thừng. Bên trong thành miệng tạo gờ, trang trí hoa 5 cánh. Ảnh: Quách Du
Ông Trịnh Đình Dương - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cho biết, qua hoa văn trang trí, chữ Hán về năm tính theo can chi, có thể suy luận rằng, vạc đồng Cẩm Thủy được đúc vào năm 1752. Ảnh: Quách Du
Ngoài 3 bảo vật quốc gia trên, tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện cũng trưng bày rất nhiều hiện vật có niên đại từ vài nghìn năm đến hàng vạn năm. Ảnh: Quách Du
Rìu đá có niên đại cách đây khoảng 40.000 đến 30.000 năm. Ảnh: Quách Du
Những bình gốm có niên đại hàng nghìn năm tuổi. Ảnh: Quách Du
Theo: Quách Du/Lao Động