36.com.vn

Đền Cá Lập Sầm Sơn - Đền thờ Tây Phương Đại tướng quân

Đến Sầm Sơn, du khách không thể không ghé thăm Đền Cá Lập (phường Quảng Tiến) - nơi thờ Tây Phương tướng quân Trần Đức linh thiêng.

Di tích Quốc gia đền Cá Lập, phường Quảng Tiến (TP. Sầm Sơn).

Đền Cá Lập thờ ai?

Đã là người dân Sầm Sơn, nhất là những ngư dân theo nghề biển từ xa xưa đến hôm nay, có mấy ai không dành sự kính ngưỡng cho Tây Phương Đại tướng quân, vị tướng tài ba được thờ tại Di tích Quốc gia đền Cá Lập, phường Quảng Tiến (TP. Sầm Sơn).

Ông được biết đến với những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược nhà Nguyên của triều Trần ở thế kỷ XIII. Và, khi cuộc sống bình yên trở lại, ông lại dạy nhân dân vươn khơi mưu sinh với biển cả.

Ngoài tên gọi dân gian, đền Cá Lập (tọa lạc trên địa bàn làng Cá Lập xưa kia) còn được biết với những tên gọi như: đền thờ Tây Phương Thành hoàng xã Quảng Tiến; Nghè làng Trấp, hay tên chữ là “Tướng công linh từ” - đền thờ vị tướng linh thiêng. Dẫu vậy, dù là tên gọi có thể khác nhau, song di tích chính là nơi thờ phụng vị tướng tài ba mà nhân dân Sầm Sơn bao đời qua vẫn thường gọi tên “Tây Phương Đại tướng quân”.

Di tích Quốc gia đền Cá Lập, phường Quảng Tiến (TP. Sầm Sơn).

Tương truyền, cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc xâm lược Nguyên Mông của vương triều Trần và nhân dân Đại Việt xưa kia.

Lịch sử đền Cá Lập Sầm Sơn

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thống chí; An Nam chí lược, vào giữa thế kỷ thứ XIII cuộc sống của nhân dân Đại Việt đang đi vào thế ổn định, mùa màng tươi tốt, xóm làng được tổ chức lại có quy cũ hơn, thì được tin quân xâm lược Mông Cổ từ Bắc lan tới. Vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu thành lũy tan hoang, nhà cửa đổ nát Nhân dân chết chóc hoặc bị bắt làm nô lệ.

Trong đó, giai đoạn giữa thế kỷ XIII, Thanh Hóa là địa bàn chiến lược, diễn ra nhiều cuộc chiến đấu gay go quyết liệt. Lịch sử còn lưu truyền trận đánh ở Cửa Hới (xã Quảng Tiến) nay là phường Quảng Tiến nhằm chặn cuộc truy kích của giặc Mông Cổ, bảo đảm an toàn cho lực lượng quân đội và Vua tôi Nhà Trần rút bằng đường biển qua Cửa Hới. Trong trận đánh này Tây Phương Tướng Quân, vốn quê gốc ở làng Cá Lập có võ nghệ tinh thông và rất giỏi về sông nước, đã nêu tấm gương sáng về sự mưu trí và lòng dũng cảm hy sinh quên mình.

 Đền đã được chỉnh trang lại nhưng vẫn giữ nguyên sự thâm nghiêm và cổ kính. (Ảnh: Sưu tầm)

Khắc ghi công trạng của vị tướng vùng biển, triều đình đã ban sắc phong thần và giao nhân dân làng Cá Lập dựng đền thờ hương khói. Sau đó, xét công tích, vua Trần đã sắc phong Tây Phương Đại tướng quân, biển hiệu “Đại vương thượng đẳng”. Các triều đình phong kiến sau này tiếp tục sắc phong cho thần nhiều mỹ tự như: “Bảo chiếu đàm ân”, có nghĩa là công giữ nước giúp dân là vô cùng quý giá cần được soi sáng rộng khắp.

Tương truyền, Bình Định Vương Lê Lợi khi phất cờ khởi nghĩa đã cho quân sĩ mang lễ vật đến đền Tây Phương Đại tướng quân cầu đảo, mong sự âm phù. Sự cầu sau đó ứng nghiệm, vua Lê Thái Tổ sau đó đã sắc phong “Nhất vị Đại vương hiển ứng âm phù, phổ tế cương nghị anh linh”, ban cho nhân dân làng Cá Lập trùng tu đền thờ, mỗi năm xuân thu tế lễ hai kì.

Có lịch sử hơn 900 năm, nhưng nhiều hiện vật gốc trong cung trong vẫn còn nguyên, chưa hề bị thay đổi. (Ảnh: Sưu tầm) 

Khám phá đền Cá Lập

Di tích đền Cá Lập trải qua hơn 700 năm khởi dựng và nhiều lần trùng tu vẫn được nhân dân trong vùng gìn giữ, bảo vệ trở thành địa điểm tín ngưỡng tâm linh thể hiện sự ngưỡng vọng của nhân dân vùng biển Sầm Sơn đối với vị tướng tài danh.

Ghé thăm di tích hôm nay, dễ cảm nhận, thời gian khiến cho diện mạo di tích ít nhiều thay đổi. Tuy vậy, vẫn còn đó những hiện vật cổ xưa: tượng thờ; bài vị, giá treo chuông; hạc đồng; chấp kích; quân cờ; gươm; câu đối cổ... và đặc biệt là 8 sắc phong qua các triều vua.

Đến Sầm Sơn ghé thăm đền Cá Lập linh thiêng. (Ảnh: Sưu tầm)

Với thần tích và giá trị hiện hữu, ngày 17/10/1993 Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận di tích làng Cá Lập là di tích Lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Năm 1999 Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Đến biển Sầm Sơn, sau khi viếng thăm Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, qua hòn Trống Mái, Đền thờ Tô Hiến Thành. Du khách hãy ghé thăm đền Cá Lập để không chỉ tự hào về câu chuyện đánh giặc ngoại xâm của cha ông xưa mà còn là nơi để mỗi người gửi gắm niềm tin tâm linh của chính mình.

 

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH

TOUR DU LỊCH

Các gói tour du lịch hấp dẫn tại Thanh Hóa!

36.com.vn

Địa chỉ: 36.com.vn - TP. Thanh Hóa.

Hotline: 02373.55555

Email: [email protected]

MẠNG XÃ HỘI

Facebook page

Youtube

Zalo chat

LIÊN HỆ HỖ TRỢ

Thứ 2 - Thứ 8: 8h00 - 17h30

Website: 36.com.vn

Đường dây nóng: 02373.55555

Copyright @36.com.vn. All right reserved.